Aa

Giải pháp nào cho đô thị Đông Nam Á bền vững hơn?

Chủ Nhật, 16/09/2018 - 03:00

Ô nhiễm không khí, gia tăng đô thị hóa, nạn chặt phá rừng là một số thách thức lớn nhất về môi trường mà Đông Nam Á đang phải đối mặt ở thời điểm hiện tại. Mặc dù những vấn đề này ảnh hưởng tới các vùng nông thôn và thành thị trong khu vực bằng những cách khác nhau, xong chúng đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới biến đổi khí hậu. Theo đó, các nước Đông Nam Á luôn tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa và ô nhiễm môi trường.

Khi lượng khí thải nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng, các quốc gia Đông Nam Á đang phải hứng chịu các tác động xấu từ khí hậu khắc nghiệt như mực nước biển dâng lên, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Trước các vấn đề mang tính thách thức này, các cấp Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp đã thúc đẩy việc tìm ra các giải pháp lâu dài để giải quyết vấn đề khí hậu, giúp làm giảm lượng rác thải, giảm ô nhiễm và nâng cao hiệu suất nguồn tài nguyên.

Trong các quốc gia này, điển hình phải kể đến Singapore đã xác định năm 2018 là năm Hành động Khí hậu. Đặc biệt mới đây, sự kiện Clean Enviro Summit Singapore (CESS) được tổ chức với mục đích để các nhà lãnh đạo xác định và chia sẻ các giải pháp cho những thách thức phức tạp về môi trường ở khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Dalson Chung, Giám đốc điều hành CESS chia sẻ, các nhà lãnh đạo cấp cao và các chủ doanh nghiệp ngành công nghiệp đã thảo luận để xác định và phát triển các giải pháp thiết thực, bền vững cho các thành phố trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc trên toàn cầu.

đã thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp bền vững giúp giảm lượng chất thải và khí thải,

Các quốc gia đang Đông Nam Á đang thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp bền vững giúp giảm lượng chất thải và khí thải của đô thị hóa (Nguồn ảnh: Eco-business)

“Nhìn vào những hạn chế về đất đai và khoảng trống của các bãi rác ngoài khơi Pulau Semakau, có thể thấy việc lựa chọn công nghệ xử lí rác thải, giải pháp tái chế và chiến lược làm sạch môi trường sáng tạo là vô cùng quan trọng”, ông Chung cho hay.

Đặc biệt, một xu hướng công nghệ khác đang dẫn đầu và là tâm điểm được bàn luận trong các hội nghị về công trình xanh là robot và tự động hóa. Đáng chú ý, Singapore là trung tâm của châu Á để phát triển và thử nghiệm các giải pháp công nghệ thông minh.

Các công ty ở Singapore và các nước trên thế giới đã đã bắt đầu sử dụng các robot thông minh nhân tạo cho việc quản lí rác thải, trong quá trình tự động hóa phân loại rác thải. Nhờ một thiết bị có khả năng nhận thức, các robot có thể bắt chước mắt người trong việc xác định rác thải tái chế, giúp giảm sức lao động của công nhân theo cách thủ công.

Ông Chung nhận định rằng, robot cũng làm cho các hoạt động quản lý chất thải hiệu quả hơn bằng việc có thể sử dụng kỹ thuật từ xa – nơi kỹ thuật viên được trang bị tai nghe, hỗ trợ wifi… có thể tìm kiếm sự trợ giúp trực tiếp từ các nhà sản xuất để khắc phục sự cố hệ thống.

Robot cũng có thể thay đổi quá trình làm sạch, ví dụ như máy móc có thể chỉ ra những khu vực được làm sạch một cách tự động với sự can thiệp tối thiểu của con người. Điều này giúp tăng hiệu suất của những người tham gia vào các hoạt động làm sạch, tạo thêm nhiều thời gian để họ thực hiện được nhiều nhiệm vụ có giá trị hơn.

“Trong tương lai gần, chúng ta có thể mong đợi robot sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong công nghiệp. Và có lẽ, những con robot này sẽ có nhiều chức năng mới, sáng tạo hơn: làm sạch thang máy”, ông Chung kỳ vọng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top