Aa

Giao dịch nhà phố TP.HCM giảm mạnh vì tăng giá vô tội vạ

Thứ Sáu, 17/08/2018 - 14:01

Những chỉ số gây tranh cãi trên thị trường bất động sản Việt Nam; Những kiếp người "sống mòn" trên đất dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bỏ hoang; Giao dịch nhà phố TP.HCM giảm mạnh vì tăng giá vô tội vạ...

Hà Nội: Hơn 40% số dự án vi phạm pháp luật khi thanh tra

Số lượng dự án bị phát hiện vi phạm khi thanh tra còn lớn, 196/480 kết luận thanh tra có vi phạm các quy định của pháp luật, chiếm tỷ lệ 40,8%.

Đó là số liệu được đưa ra tại Báo cáo số 57/BC/HĐND về Kết quả giám sát của HĐND TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP, trọng tâm là giai đoạn 2012 - 2017.

Báo cáo đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất và kết quả sử dụng đất thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách trên địa bàn Thành phố.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những chỉ số gây tranh cãi trên thị trường bất động sản Việt Nam

Từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn ra tương đối ổn định, tuy nhiên, không ít chuyên gia dự báo, thị trường này đang đứng trước nguy cơ bong bóng và khủng hoảng. Đối lập với quan điểm đó, một số nhà đầu tư, môi giới và chuyên gia khẳng định, thị trường bất động sản vẫn đang đi theo đúng quỹ đạo phát triển của nó, có chăng chỉ là sự biến động nhẹ để trở về thế cân bằng.

Để nhận định thị trường bất động sản có nằm trong nguy cơ rủi ro đầy tiềm ẩn hay không, cuộc tranh cãi của các chuyên gia, nhà đầu tư, môi giới thường dựa vào các chỉ số như: giá đất nền, tín dụng bất động sản và vốn FDI... Cùng điểm lại những thông số này trong nửa năm qua.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giao dịch nhà phố TP.HCM giảm mạnh vì tăng giá vô tội vạ

Việc nhà lẻ, nhà phố tại nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM liên tục tăng giá với tỷ lệ cao đang khiến cho giao dịch thật của thị trường này giảm đi rõ rệt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhu cầu mua nhà phố có giá từ 3 tỷ đổ lại đang chiếm tỷ lệ khá cao trên thị trường. Tuy nhiên, với tầm giá này nguồn cung đang ngày càng hạn chế, thậm chí là với cả các quận ngoại thành. Khảo sát thị trường cho thấy, thời điểm quý I/2017, tại khu vực quận 7 và Nhà Bè thuộc trung tâm Nam Sài Gòn, với tầm giá 2-3 tỷ đồng nhà đầu tư chỉ có thể mua được một căn 45-58m2.

Ở khu Tây TP.HCM, cụ thể là quận Tân Phú, quận 12, với 3 tỷ đồng đổ lại, nhà đầu tư có thể tậu một căn nhà phố diện tích 47-60m2, nằm gần các tuyến đường chính. Còn nếu tiến ra quận 9, Thủ Đức thuộc Đông TP.HCM, 3 tỷ đồng có thể mua được nhà phố diện tích 40-60m2 tùy từng tuyến đường nhất định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Những kiếp người "sống mòn" trên đất dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bỏ hoang

Hơn một thập kỷ qua, hàng vạn hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng thuộc dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt chưa một ngày được yên giấc. Cuộc sống của ai nấy đều vô cùng khổ sở, mệt mỏi bởi dự án “đắp chiếu”, chủ đầu tư vô trách nhiệm, chính quyền thờ ơ, nên chẳng còn biết trông mong, nhờ cậy vào ai.

Đến nay, sau hơn 1 thập kỷ, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn chỉ là bãi đất trống mọc đầy cỏ dại.

Đến nay, sau hơn 1 thập kỷ, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn chỉ là bãi đất trống mọc đầy cỏ dại.

Mặc dù UBND TP. Hà Nội cũng đã có công văn gửi UBND quận Hoàng Mai đề nghị xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, và có trách nhiệm báo cáo về cho Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng cho đến nay, UBND quận Hoàng Mai vẫn chưa giải quyết được những khúc mắc của người dân. Trái lại, theo người dân cho biết Quận còn có thái độ thờ ơ, né tránh, không hợp tác.

Điều đáng nói ở đây là hành trình đòi quyền lợi của người dân vô cùng bền bỉ, nhiều lần kêu cứu lên các cấp chính quyền. Vấn đề cũng không hề nhỏ, cuộc sống của các hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng đến hiện tại, người dân vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía chính quyền và cơ quan chức năng. Nếu UBND quận Hoàng Mai chưa làm đúng trách nhiệm của mình thì các cấp chính quyền khác lại không có động thái gì?

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội 10 năm mở rộng: "Cân não" bài toán vùng Thủ đô

Vùng Thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Vùng Thủ đô bao gồm 9 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình.

Theo Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), vùng Thủ đô Hà Nội được xác định là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản khu vực vùng Thủ đô còn rất nhiều tiềm năng. Ngoài các địa điểm như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thị trường đã được định hình; các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh cũng nổi lên là nhân tố mới nhờ sự xuất hiện của các tập đoàn công nghiệp công nghệ cao từ Hàn Quốc, Nhật Bản…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top