Aa

Gói 30.000 tỉ là chính sách BĐS thành công nhất của Chính phủ

Thứ Sáu, 29/07/2016 - 01:51

Theo quan điểm của ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đối với thị trường bất động sản thì vai trò nhà nước rất quan trọng. Không giống như hàng hóa khác để thị trường vận hành, chi phối, nhà ở dứt khoát phải do Chính phủ phải tham gia vào như 1 chủ thể của thị trường.

Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Ông Nam cho biết, quá trình làm một dự án nhà ở rất tốn nhiều thời gian và phức tạp.  Khi để thị trường BĐS tự vận hành, các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng lao vào phân khúc nhà ở hiện đại, giá đắt mà bỏ quên phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội. Nếu để thị trường tự do phát triển, nhà nước không can thiệp thì thị trường sẽ phát triển thèo chiều hướng lệch lạc.

Cơn khủng hoảng BĐS năm 2010- 2011, nhất là phân khúc nhà ở diễn ra rất trầm trọng, có hơn 3.000 dự án, nhưng trong đó chỉ có vài dự án là  nhà ở xã hội. Lượng tiền đổ vào các phân khúc khác rất lớn, thậm chí NĐT không đủ tiền để  tiếp tục phần hoàn thiện để bán. Trong khi đó, chỉ có 20% khách hàng trong tổng dân số có nhu cầu mua phân khúc đắt tiền. Dẫn đến sự tồn đọng hàng hóa, tiền không quay được về ngân hàng, vật tư ko đưa đc vào sử dụng, nhiều dự án bị bỏ hoang, chết dí… gây lãng phí trầm trọng.

Lúc đó, Nghị quyết 02 ra đời cho phép chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội bằng cách ra đời gói 30.000 tỉ để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển và người dân có khả năng tiếp cận với nhà ở giá rẻ. Đây là minh chứng rõ ràng nhất của sự can thiệp rất hiệu quả của nhà nước.

Với 1 nguồn lực ko lớn, 30,000 tỉ tương đương gần 2 tỉ USD, trong khi các nước khác phải mất hàng trăm tỉ đô để cứu thị trường BĐS của nước họ khi vấp phải sự khủng hoảng.

Gói 30.000 tỉ đã cứu sống thị trường BĐS “rối như tơ vò” lúc bấy giờ. Đây là chính sách rất có hiệu quả của Chính phủ. Cụ thể, gói 30.000 tỉ được triển khai trong 3 năm, mỗi năm 10.000 tỉ là con số quá ít.  Trong khi làm 1 cây cầu mất 7.000 - 8.000 tỉ, làm đường sắt trên cao chạy từ Hà Đông về Cát Linh theo giá cả bây giờ là mất hơn 17.000 tỉ mà tiến độ ì ạch ròng rã nhiều năm trời chưa hoàn thành, khiến đồng tiền mất giá, giá cả leo thang, chi phí xây dựng bị “đội” lên cao mà giá trị mang lại không lớn lắm.

Trong khi đó, gói 30.000 tỉ được triển khai trong cả nước, hàng triệu người dân được hưởng lợi, mà đây là nhà nước cho vay lãi suất rẽ chứ không phải cho không. Gói 30.000 tỉ được đưa vào thị trường đã mang lại lợi ích cho  kinh tế, chính trị và xã hội: người dân có nhà ở, văn minh đô thị được cải thiện, vật liệu xây dựng, đèn đóm, trang thiết bị nhà ở… cũng được kích cầu theo, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Về cơ bản, gói 30.000 tỉ là chính sách thành công nhất từ trước đến nay của Chính phủ ta.

Gói 30.000 tỉ kết thúc và Ngân hàng đang đề nghị nâng lên gói 34.000 tỉ, mặc dù chưa có sự phê duyệt của Thủ tướng nhưng theo ý kiến của ông Nam, ông nghĩ đề nghị này chắc chắn sẽ sớm được triển khai./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top