Aa

Hà Nội: Dự án công viên gần 300 tỷ vì sao “khó” thực hiện?

Chủ Nhật, 22/07/2018 - 14:00

Hà Nội: Dự án công viên gần 300 tỷ vì sao “khó” thực hiện?; Đất phía Tây Hà Nội “vụt sáng”; GP.Invest: Tham vọng quốc tế nhưng thực hiện dự án ngoài vòng pháp luật?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đất phía Tây Hà Nội “vụt sáng”

Theo ghi nhận từ báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam, diễn biến thị trường nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội có chiều hướng tích cực. Giá thứ cấp trong quý II/2018 của biệt thự, liền kề, nhà phố ghi nhận mức tăng 4% so với quý trước, đạt mức 3.644 USD/m2. Chủ yếu các dự án tăng giá đến từ khu vực phía Tây tại một số khu vực như Hà Đông, Nam Từ Liêm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, bất động sản phía Tây Hà Nội, nhất là khu vực Mỹ Đình và Xuân Phương, những năm gần đây luôn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng và các chủ đầu tư. Điều này là nhờ vào định hướng quy hoạch của thành phố và thực tế đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nơi đây.

Ngoài sự đồng bộ về hạ tầng giao thông hiện hữu, bao gồm cả hệ thống đường bộ và đường sắt trên cao,... trong tương lai, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ có các tuyến đường vành đai 3,5, vành đai 4... chạy qua.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp: Thị trường bất động sản trông chờ điều gì?

Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép TP.HCM được chuyển đổi mục đích sử dụng 26.000ha đất từ nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp, đô thị. Giới chuyên gia nhận định thị trường bất động sản sẽ có những biến động trong thời gian tới.
Khu vực nào sẽ sôi động?

Được biết, đất nông nghiệp của TP.HCM hiện chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất, nhưng đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) của Thành phố chỉ đạt 0,8%. Trong khi đó, đất cho công nghiệp, dịch vụ chiếm 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP. Do đó, TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhằm tăng diện tích đất cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bất động sản tại TP.HCM hiện nay.

Quỹ đất được chuyển đổi mục đích nằm tại các quận 2, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, vốn là đất trồng lúa phục vụ an ninh lương thực quốc gia và đất trồng cây lâu năm, nhưng đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản xanh: Không nên để lỡ nhịp chuyến tàu

Mới đây tại, hội nghị phát triển bất động sản bền vững 2018 chủ đề “chiến lược xanh” được tổ chức tại TP.HCM, một số chuyên gia cho hay, một trong những tiêu chí ưu tiên của khách hàng khi chọn mua bất động sản là cảnh quan môi trường sống gắn liền với công trình như cây xanh, an toàn an ninh, tiện ích, quản lý. Đặc biệt, trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, yếu tố xanh luôn được đặt lên hàng đầu như xanh về thiên nhiên môi trường tự nhiên, xanh về sự quản lý của con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam số lượng công trình xanh hiện chỉ có khoảng 150 công trình đã được chứng nhận cũng như đang trong quá trình thiết kế, thi công. Con số này là quá ít.

Theo ông Đỗ Hữu Nhật Quang, đồng sáng lập kiêm Giám đốc GreenViet 3 lý do khiến công trình xanh chậm phát triển so với các nước ngoài khu vực là bởi chi phí cao; chưa có nhu cầu thực sự từ khách hàng và chưa có chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ.

Theo đó ông Quang cho rằng: "Để nâng cao số lượng công trình xanh thì chủ đầu tư cần mạnh dạn áp dụng các tiêu chuẩn xanh vào công trình dự án, song song đó cần sự hỗ trợ ưu đãi từ phía chính phủ. Việt Nam cần nhanh chóng phát triển các dự án bất động sản xanh, nếu không sẽ lỡ nhịp chuyến tàu “xanh”. Nếu cứ tiếp tục phát triển các dự án như hiên nay thì 10 - 20 năm nữa sẽ không còn chỗ để làm công trình xanh. Bởi lẽ làm công trình xanh ngay từ đầu thì dễ, nếu từ đầu chưa làm công trình xanh, sau đó sửa lại rất khó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Dự án công viên gần 300 tỷ vì sao “khó” thực hiện?

Được đầu tư với gần 300 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân nên hơn 2 năm qua, công viên hồ điều hòa Nhân Chính - Công viên đầu tiên của quận Thanh Xuân (Hà Nội) vẫn chưa thể hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Theo tìm hiểu được biết, Dự án Công viên hồ điều hoà Nhân Chính nằm trên địa bàn hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư, có tổng vốn hơn 298,7 tỷ đồng với nguồn đầu tư từ ngân sách. Trước năm 2011, dự án được giao cho một tập đoàn lớn triển khai với số vốn dự kiến khoảng 2.596 tỷ đồng, tuy nhiên do vấn đề tài chính mà tập đoàn này không thể thực hiện dự án. Khi đó quận Thanh Xuân đã có văn bản đề nghị thành phố giao cho UBND quận làm chủ đầu tư.

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết ngày 18/6/2015 của UBND TP Hà Nội, diện tích đất xây dựng khoảng 13,23ha, được chia làm 3 khu chức năng. Trong đó, xây dựng hồ điều hòa, diện tích khoảng 8ha, có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực; công viên cây xanh, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí kết hợp các hoạt động thể thao ngoài trời, đường dạo, diện tích khoảng 5,2ha.

Xem thông tin chi tiết tại đây

GP.Invest: Tham vọng quốc tế nhưng thực hiện dự án ngoài vòng pháp luật?

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản toàn cầu (GP.Invest) được thành lập từ năm 2007, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp này xác định mục tiêu hoạt động là cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

Không đơn thuần là kinh doanh bất động sản, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết tâm huyết tạo ra sự khác biệt trong từng công trình, xây dựng những chuẩn mực đích thực cho cuộc sống tương lai.

Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của GP.Invest đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đầu tư theo phân khúc hợp lý từng giai đoạn và cạnh tranh bằng chất lượng.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top