Aa

Hà Nội: Rầm rộ rao bán dự án đang "cắm" ngân hàng

Thứ Tư, 13/06/2018 - 14:01

Hà Nội: Rầm rộ rao bán dự án đang "cắm" ngân hàng; Công văn khẩn của Khánh Hòa rà soát lại “lệnh” tạm dừng giao dịch đất Bắc Vân Phong; Khách hàng khổ vì mua phải dự án “vịt trời"; Chung cư Thăng Long Victory, dự án lỗi của Phúc Hà;... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Hà Nội: Rầm rộ rao bán dự án đang "cắm" ngân hàng

Theo Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, đơn vị này đã thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai cho hàng loạt dự án bất động sản ở Hà Nội.

Trong đó bao gồm: dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán đối với 128 thửa đất tại ô quy hoạch E.2/N011, phường Bồ Đề, quận Long Biên; khu nhà ở Hateco 3 và Khu nhà ở Hateco 5 tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm; công trình chung cư kết hợp dịch vụ trên ô đất ký hiệu H-CT2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở HiBrand tại Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông.

Chung cư Hateco Xuân Phương - một trong những dự án đang thế chấp ở ngân hàng.

Chung cư Hateco Xuân Phương - một trong những dự án đang thế chấp ở ngân hàng.

Dự án Nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án tòa nhà chung cư tại địa chỉ số 70 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai; dự án nhà ở hỗn hợp cao tầng Đồng Phát Hoàng Mai tại Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai.

Ô đất CT2 dọc đường 21m từ QL1B đến khu đô thị mới Việt Hưng, phường Phúc Lợi, quận Long Biên; Tổ hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp tại Lô HH1, khu D6, dự án đấu giá quyền sử dụng đất 18,6ha phường Phú Thượng và Xuân La, quận Tây Hồ.

 

Khách hàng khổ vì mua phải dự án “vịt trời"

Mới đây, chúng tôi được đơn thư phản ánh của độc giả về việc mua sản phẩm tại Dự án khu dân cư, nhà ở công nhân Thiên Phúc - Hoàng Gia (xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Thiên Phúc làm chủ đầu tư nhưng không nhận được đất.

Cụ thể, bà Huỳnh Thị Kim Ngoan, người mua đất tại dự án này cho biết, tháng 4/2017, bà được nhân viên môi giới của Công ty Thiên Phúc tại Long An giới thiệu dự án này với giá 366 triệu đồng/nền đất 60 m2. Khi mua đất, nhân viên môi giới cho biết, hiện dự án đang tiến hành xây dựng hạ tầng, trong đó có cổng đã xây xong, còn hạ tầng khu dân cư chuẩn bị xây dựng.

Dự án Thiên Phúc Hoàng Gia bán hàng “vịt trời” và bị Sở Xây dựng tỉnh Long An xử phạt. Ảnh: Gia Huy.

Dự án Thiên Phúc Hoàng Gia bán hàng “vịt trời” và bị Sở Xây dựng tỉnh Long An xử phạt. Ảnh: Gia Huy.

Bà Ngoan đã ký hợp đồng nguyên tắc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trả góp Dự án khu dân cư Thiên Phúc - Hoàng Gia với Công ty Thiên Phúc. Theo hợp đồng nguyên tắc, bà Ngoan sẽ thanh toán theo 12 đợt, thời gian giao đất là đầu năm 2018.

Theo bà Ngoan, bà đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán với chủ đầu tư, trong đó đợt đóng tiền gần đây nhất là ngày 5/2/2018. Sau đợt này, khi chủ đầu tư giao sổ đỏ và đất, bà sẽ hoàn tất số tiền 5% giá trị cuối cùng, nghĩa là bà Ngoan đã đóng được 95% giá trị lô đất.

“Theo cam kết của chủ đầu tư, đầu năm 2018 sẽ giao đất, nhưng tới thời điểm này, tôi vẫn không nhận được. Xuống tới nơi mới biết dự án vẫn chỉ xây dựng được mỗi cái cổng ra vào, còn tất cả  hạ tầng phía trong chủ đầu tư chưa triển khai bất cứ cái gì. Tìm tới đơn vị bán hàng, thì đơn vị này cho biết, chủ đầu tư đang xin pháp lý dự án. Tôi muốn trả lại hàng, nhưng đơn vị này nói không nhận lại”, bà Ngoan bức xúc.

Xem chi tiết tại đây.

Chung cư Thăng Long Victory, dự án lỗi của Phúc Hà

"Mục sở thị” tại dự án, phóng viên nhận thấy, dù mới đưa vào hoạt động hơn 2 năm, nhưng tòa nhà này đã xuống cấp rất nặng. Cụ thể, dầm bê tông không thoa trát, lộ cốt thép ra ngoài, nhiều hạng mục thi công chưa hoàn thiện, tầng hầm để xe bị thấm nước từ ngoài vào, rò nước từ hệ thống nước thải bốc mùi xú uế nồng nặc, khó chịu…

Điều đáng nói, theo phản ánh của cư dân, dù đã về ở hơn 2 năm, nhưng đến nay, ban quản trị tòa nhà vẫn chưa được thành lập, nên quỹ bảo trì chưa được chủ đầu tư giao lại cho cư dân. Thay vào đó, chủ đầu tư thuê ban quản lý để quản lý, vận hành tòa nhà, nhưng ban quản lý này hoạt động theo kiểu “sống chết mặc bay”.

Một trong những đoạn dầm đỡ chưa được thoa trát, lộ cốt thép ra ngoài.

Một trong những đoạn dầm đỡ chưa được thoa trát, lộ cốt thép ra ngoài.

Chia sẻ với phóng viên, chị H., một cư dân tại đây cho biết, Tòa T1 có gần 450 căn hộ, giá từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/căn, nên quỹ bảo trì khoảng 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện cư dân không biết số tiền này ở đâu, chi tiêu như thế nào và chủ đầu tư sử dụng có đúng mục đích hay không?

Xem chi tiết tại đây.

Công văn khẩn của Khánh Hòa rà soát lại “lệnh” tạm dừng giao dịch đất Bắc Vân Phong

Theo công văn khẩn 5488 về việc "giao Sở Tư pháp chủ trì tham mưu" của UBND tỉnh Khánh Hòa gửi Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong và UBND huyện Vạn Ninh, cho biết UBND tỉnh đã nhận được Công văn số 306/Ktr-NC ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Cục Kiểm tra Văn bản QPPL – Bộ Tư pháp về việc rà soát, xử lý công văn số 4391/UBND-XDNĐ.

Về vấn đề này, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo: Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong và UBND huyện Vạn Ninh, nghiên cứu Công văn số 306/Ktr-NC của Cục Kiểm tra Văn bản QPPL – Bộ Tư pháp, rà soát lại nội dung công văn số 4391/UBND-XDNĐ ngày 9/5/2018 của UBND tỉnh để tham mưu UBND tỉnh trước ngày 30/6/2018.

Trước đó, ngày 09/5/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh đã ký Công văn khẩn số 4391/UBND-XDNĐ v/v tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.

Xem chi tiết tại đây.

Kiểm tra, rà soát chung cư tái định cư tại Hà Nội

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội thống kê cụ thể các dự án nhà chung cư tái định cư được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 và sau khi có Luật Nhà ở 2005, 2014; trong đó nêu rõ số căn hộ đã bàn giao đưa vào sử dụng tại từng dự án cụ thể.

Các nội dung cần làm rõ như: chất lượng nhà chung cư tái định cư; thực trạng việc bố trí nhà ở tái định cư; việc quản lý sử dụng nhà ở tái định cư: việc thành lập Ban quản trị, việc quản lý vận hành.

Đặc biệt, việc bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì phần sở hữu chung 2% ở các nhà chung cư tái định cư được đầu tư xây dựng sau thời điểm Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực thi hành và việc bảo trì đối với các nhà chung cư được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 phải có báo cáo cụ thể.

Xem chi tiết tại đây.

Quá hạn di dời, Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh ở mương Phan Kế Bính

Buổi đối thoại có sự tham gia của ông Tạ Nam Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cùng lãnh đạo các phòng ban liên quan, phường Cống Vị, Công ty CP Đa quốc gia (đơn vị thực hiện dự án cống hóa mương Phan Kế Bính) và đại diện các nhà hàng kinh doanh trên dự án cống hóa mương Phan Kế Bính.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, như VietNamNet thông tin, UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) đã ra “tối hậu thư” cho các cơ sở kinh doanh vi phạm tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính. Theo thông báo của UBND phường Cống Vị, yêu cầu các đơn vị kinh doanh không đúng mục đích sử dụng đất chấm dứt hoạt động trông giữ xe và nhà hàng tại đây trước ngày 10/6.

Trao đổi tại buổi đối thoại, quản lý siêu thị CircleK cho biết, trước khi xây dựng địa điểm đã xem xét cụ thể giấy tờ pháp lý của Công ty CP Đa quốc gia – đơn vị thực hiện dự án cống hóa mương Phan Kế Bính.

ét thấy địa điểm này đầy đủ cơ sở pháp lý nên chúng tôi mới thuê làm điểm kinh doanh. Đến thời điểm này việc di dời thế nào nếu Công ty CP Đa quốc gia chấp thuận thì chúng tôi cũng sẽ tuân thủ” - đại diện siêu thị CircleK nói.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top