Aa

Hạ tầng có tốt mới dẫn vốn vào nông nghiệp

An An
An An pvhongvu@gmail.com
Thứ Sáu, 29/03/2019 - 06:01

Một trong những cách thức để đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp là tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp và khoa học công nghệ.

Động lực nào cho ngành nông nghiệp?

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của mọi ngành nghề và đặc biệt giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ…

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu ngành, địa phương mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả.

Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém thì khó thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẩn quẩn là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.

Những thống kê của Viện chính sách Chiến lược phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho thấy, việc các địa phương chậm đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở và hạ tầng thương mại ở các khu vực nông thôn là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao kém hấp dẫn.

Tính đến thời điểm cuối năm 2018, hệ thống kho vận, logistics của cả nước chỉ có khoảng 50 trung tâm. Điều này khiến cho chi phí bảo quản và vận chuyển nông sản luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm của các dự án nông nghiệp công nghệ cao. 

Hạ tầng có tốt mới dẫn vốn vào nông nghiệp

Hạ tầng có tốt mới dẫn vốn vào nông nghiệp

Bên cạnh đó, khoa học công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp . Những kỹ thuật công nghệ tiên tiến như nuôi cấy mô, nuôi cấy phôi, nghiên cứu tạo ra những giống, gene thực vật và vật nuôi theo quy trình công nghệ hiện đại đã góp phần tạo ra những cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư vào linh vực công nghệ nông nghiệp, tiên phong trong đó phải kể đến tập đoàn GFS khi đặt ra tầm nhìn chiến lược và bước đi lâu dài là phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao.

Được biết, GFS đã và đang nghiên cứu khoa học, sản xuất thực nghiệm và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học để sản xuất ra các sản phẩm vật tư nông nghiệp (phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học hữu cơ cho thức ăn chăn nuôi và các loại cây trồng), đồng thời, thí nghiệm nghiên cứu tạo ra những giống, gene thực vật và vật nuôi theo quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới nhằm đem đến thực phẩm sạch cho người dân Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, với mong muốn thúc đẩy, xây dựng “Việt Nam thành Vườn Dược Liệu của thế giới”, Tập đoàn GFS đã và đang tiếp tục đầu tư chuyên sâu từ việc quy hoạch vùng trồng, xây dựng khu bảo tồn gen giống nhằm tạo ra các giống cây thuốc chất lượng cao. GFS phát triển dược liệu theo hướng cộng đồng, người dân tập trung xây dựng chủ thể kinh tế quản lý vùng trồng trọt, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bảo tồn các nguồn gen cây thuốc, nghiên cứu chọn tạo giống cây thuốc chuẩn, năng suất chất lượng cao, sản xuất giống cây thuốc và đặc biệt là phát triển dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Tập đoàn GFS tiên phong trong phát triển công nghệ cao cho nông nghiệp

Kỳ vọng vào hợp tác công - tư

Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài chính sách ưu đãi về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển hạ tầng ở các khu, vùng nông nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 từ nhiều năm trước cũng đã dành mức ưu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, vùng nông nghiệp. Hay như việc ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mới đây, Chính phủ đã chính thức mở nhiều điều kiện để các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, thực tế ở các địa phương các chính sách ưu đãi về tài chính cho nhóm doanh nghiệp phát triển hạ tầng các khu vùng nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Điển hình như tại TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại mặc dù địa phương đã quyết định đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất cho Khu Nông nghiệp Công nghệ cao hiện hữu tại huyện Củ Chi song theo một nguồn tin cho thấy vốn này chưa được giải ngân trên thực tế.

Cách đây không lâu Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí thực hiện chương trình là 20.982,02 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương là 16.676,61 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn); vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.215,41 tỷ đồng. Điều đó cho thấy bên cạnh vốn ngân sách thì phần vốn còn lại vẫn phải trông chờ vào các doanh nghiệp tập đoàn lớn như Vingroup, TH, T&T.

Theo giới chuyên gia, với tiềm lực tài chính mạnh, chỉ có các tập đoàn lớn mới có thể tham gia góp vốn xây dựng hạ tầng các khu, vùng nông nghiệp. Ngoài ra, khi có sự hợp tác giữa địa phương và các doanh nghiệp lớn vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao thì các ngân hàng thương mại cũng sẽ mạnh dạn hơn trong việc tài trợ vốn vay không có tài sản thế chấp. 

Xem thêm:  Bất động sản nông nghiệp: Cần một cuộc "đại phẫu" để phát triển

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top