Aa

Hà Tĩnh: "Đất lành" cho các nhà đầu tư

Thứ Tư, 24/10/2018 - 15:00

Với những tiềm năng, lợi thế hiện có, cộng với sự năng động, đổi mới về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, Hà Tĩnh đã biến vùng đất “chảo lửa”, khô cằn thành “đất lành” của các nhà đầu tư.

    Hàng hóa xuất khẩu Cảng Sơn Dương- Vũng Áng (Ảnh Ngọc Hà)

    Hàng hóa xuất khẩu Cảng Sơn Dương - Vũng Áng (Ảnh Ngọc Hà)

 Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, có 806 dự án đầu tư vào Hà Tĩnh, trong đó 735 dự án trong nước, với tổng số vốn đăng ký trên 106,921 tỷ đồng và 71 dự án FDI, với số vốn đăng ký hơn 11,995 tỷ USD.

Nhiều dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, giải quyết nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I; Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng; Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh công suất 70 triệu lít/năm; Nhà máy Sợi Hồng Lĩnh; Trung tâm Thương mại, Văn phòng và nhà ở Vincom Hà Tĩnh; tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Cửa Sót; các cầu cảng tại cảng Vũng Áng... là những ví dụ điển hình. Các dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa; Nhà máy Sản xuất gỗ ván ép MDF, HDF và gỗ ván thanh - Thanh Thành Đạt… đang triển khai đúng tiến độ.

Dự án Tổ hợp trung tâm Thương Mại và nhà ở Vincom tại trung tâm TP. Hà Tĩnh (Ảnh: Thành Chung)

Dự án Tổ hợp trung tâm Thương Mại và nhà ở Vincom tại trung tâm TP. Hà Tĩnh (Ảnh: Thành Chung)

Năm 2017, Hà Tĩnh đã thu hút được 82 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 8.800 tỷ đồng, tương đương 400 triệu USD. Hiện Hà Tĩnh có trên 746 dự án, trong đó có 677 dự án trong nước với số vốn đầu tư hơn 101,600 tỷ đồng và 69 dự án FDI với số vốn trên 11,631 tỷ USD. Với những chiến lược dài hơi này, Hà Tĩnh hiện có 17 nước và vùng lãnh thổ vào đầu tư và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Riêng từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh đã chấp thuận 98 dự án, trong đó 91 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 4.540 tỷ đồng và 7 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 84 triệu USD. So sánh với các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh đạt cao hơn cả về số dự án và số vốn đăng ký 

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh kiểm tra tiến độ thi công Dự án Nhà máy sản xuất gỗ MDF - HDF Thanh Thành Đạt tại Cụm công nghiệp Vũ Quang. Dự kiến, nhà máy sản xuất gỗ lớn nhất Hà Tĩnh sẽ chạy thử vào cuối 2018 (Ảnh: Thành Chung)

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh kiểm tra tiến độ thi công Dự án Nhà máy sản xuất gỗ MDF - HDF Thanh Thành Đạt tại Cụm công nghiệp Vũ Quang. Dự kiến, nhà máy sản xuất gỗ lớn nhất Hà Tĩnh sẽ chạy thử vào cuối 2018 (Ảnh: Thành Chung)

Đặc biệt, ngoài các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, trong 9 tháng đầu năm đã thu hút một số dự án lớn về lĩnh vực công nghiệp như: Nhà máy gỗ OKAL, OSB tại KKT Vũng Áng của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt có tổng mức đầu tư khoảng 2.343 tỷ đồng; Nhà máy HAIVINA Hồng Lĩnh của Công ty TNHH HAIVINA - Hàn Quốc có tổng số vốn đăng ký 15 triệu USD; 2 dự án nhà máy điện mặt trời của Công ty GA. Power LTE. LDT – Cộng hòa LB Đức có tổng vốn đầu tư 46,6 triệu USD.

Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào Hà Tĩnh như: Tập đoàn T&T tìm hiểu đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ; Công ty Crystial Bay tìm hiểu đầu tư dự án Công viên trung tâm và Khu đô thị Lam Hồng Garden Park City; Tập đoàn FLC tìm hiểu đầu tư dự án tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm và dự án Khu đô thị thông minh FLC Hà Tĩnh; Công ty ME-LE Biogas GmbH (CHLB Đức) tìm hiểu đầu tư về 4 dự án nhà máy điện khí sinh học; Công ty Phát triển công nghiệp Gyelim, Công ty Phát triển công nghiệp Dea Ryuck, Công ty Điện lực Đông Nam (Hàn Quốc) tìm hiểu đầu tư nhà máy điện sinh khối; Công ty Weiyu (Đài Loan) tìm hiểu đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, cầu cảng…

Nhiều dự án lớn, có sức lan tỏa, tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu cũng như thu ngân sách. Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh, trong 7 tháng đầu năm, đã nộp hơn 748 tỷ đồng tiền thuế; Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn Hà Tĩnh nộp 335 tỷ đồng; Công ty CP xăng dầu dầu khí Vũng Áng nộp 142 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc với 3 nhà đầu tư lớn.(Ảnh: Thành Chung)

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc với 3 nhà đầu tư lớn. (Ảnh: Thành Chung)

Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Hà Văn Trọng cho biết, Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với ba 3 đơn vị gồm Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Tập đoàn Vingroup, Công ty Crystal Bay về các dự án lớn triển khai tại địa phương trong cuối năm 2019. Đặc biệt là dự án “Thành phố giáo dục Quốc tế” do Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàn làm chủ đầu tư, tại khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Ngô Quyền, diện tích từ 100 - 200ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự kiến, nếu được giao mặt bằng sạch vào cuối tháng 10/2018, dự án sẽ thực hiện từ tháng 1/2019 - 12/2020. 

Ảnh: Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Hà Văn Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng . ( Ảnh Thành Chung)

Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Hà Văn Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng. (Ảnh Thành Chung)

Ông Hoàng Quốc Việt , đại diện Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng phát biểu, hy vọng dự án IEC Hà Tĩnh sẽ sớm được thực hiện. ược thực hiện.( Ảnh: Thành Chung)

Ông Hoàng Quốc Việt, đại diện Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng phát biểu, hy vọng dự án IEC Hà Tĩnh sẽ sớm được thực hiện. (Ảnh: Thành Chung)

Theo nhà đầu tư, Dự án “Thành phố giáo dục quốc tế" IEC Hà Tĩnh khi đưa vào sử dụng sẽ tập trung khoảng 30.000 người gồm: Học sinh, sinh viên, chuyên gia, giảng viên, khách du lịch với các hệ thống trường liên cấp quốc tế từ hệ mầm non, THCS, THPT, đại học và sau đại học. Cụ thể, dự án bao gồm các chương trình đào tạo hệ quốc tế mầm non Saigon Academy (SGA), hệ phổ thông hội nhập quốc tế iShoool, hệ phổ thông song ngữ Anh quốc (UK Academy), hệ phổ thông quốc tế Bắc Mỹ (SNA) và đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU). Với những lợi thế về thiên nhiên, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, TP. Hà Tĩnh thực sự trở thành “đất lành” cho các nhà đầu tư, giúp kinh tế địa phương tăng trưởng hàng năm, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp tăng gần 77% năm 2017 và khoảng 79% năm 2018.
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top