Aa

KĐT mới Cổ Nhuế nhếch nhác, xuống cấp, tiến độ giải phóng mặt bằng như rùa bò

Thứ Năm, 20/04/2017 - 06:49

Đã hơn 10 năm dự án KĐT mới Cổ Nhuế khởi công, hàng chục hộ dân phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vẫn phải sống khốn khổ vì nằm trong diện thu hồi đất nhưng chưa được giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, nhiều căn biệt thự, nhà liền kề tại đây thường xuyên xuất hiện tình trạng ngập nước, kèm theo rác thải do đọng nước mưa nhiều ngày, bốc mùi hôi thối…

 a

Lối vào KĐT mới Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Ảnh: Hưng Phúc.

"Dài cổ" đợi giải phóng mặt bằng 

Theo tìm hiểu, dự án KĐT mới Cổ Nhuế được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ tháng 10/2004 và chính thức có quyết định thu hồi đất từ tháng 8/2006 (giao Công ty CP Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư), nhưng đến nay hàng chục hộ dân nằm trong diện thu hồi đất lại chưa được giải phóng mặt bằng. 

Hồi tháng 12/2016, Reatimes nhận được phản ánh của nhiều hộ dân sống tại xóm 3B thuộc tổ dân phố Hoàng 8, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội về những bức xúc khi phải sống trong vùng quy hoạch dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế. Suốt hơn 10 năm qua, dự án này không được triển khai khiến cho đời sống của người dân nơi đây gặp vô vàn khó khăn.

Bên cạnh việc thu hồi đất nông nghiệp đã xây dựng, hiện nay một phần lớn diện tích bỏ hoang nhiều năm. Đặc biệt, phần đất nhà ở đang bị các chủ đầu tư

Bên cạnh việc thu hồi đất nông nghiệp đã xây dựng, hiện nay một phần lớn diện tích bỏ hoang nhiều năm. Đặc biệt, phần đất nhà ở đang bị các chủ đầu tư "phớt lờ" khiến đời sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trần Kháng.

Theo phản ánh của người dân, khu vực nhà đất của các gia đình tổ dân phố Hoàng 8 đang sinh sống bao gồm đất nông nghiệp và đất thổ cư đang nằm trong quy hoạch thuộc 2 dự án. Trong đó, dự án Trường Đại học Nguyễn Trãi do Công ty Kim Minh làm chủ đầu tư đã quy hoạch từ năm 2005.

Chiếm diện tích nhiều hơn trong tổng diện tích vùng quy hoạch này là dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế do Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Dự án này đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ tháng 10/2004. Đến tháng 8/2006, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi 112.768m2 đất tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (nay là phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) để thực hiện xây dựng dự án.

Nhiều năm nay con đường chính đi vào khu dân cư xóm 3B thuộc tổ Hoàng 8, phường Cổ Nhuế 1 luôn trong tình trạng nhếch nhác, rào tôn dựng quanh năm. Ảnh: Trần Kháng.

Nhiều năm nay con đường chính đi vào khu dân cư xóm 3B thuộc tổ Hoàng 8, phường Cổ Nhuế 1 luôn trong tình trạng nhếch nhác, rào tôn dựng quanh năm. Ảnh: Trần Kháng

Hệ thống đường sá, cống thoát nước không được sửa chữa... Ảnh: Trần Kháng.

Hệ thống đường sá, cống thoát nước không được sửa chữa... Ảnh: Trần Kháng

Bức xúc trước việc chủ đầu tư không giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng, người dân bày tỏ: “Hai công ty (Kim Minh và Tập đoàn Nam Cường - PV) đã quy hoạch dự án bao gồm đất nông nghiệp đền bù và đất thổ cư của chúng tôi đã hơn 10 năm nay. Nhưng đất nông nghiệp thì lại được đền bù với giá rất rẻ (công ty Kim Minh đền bù với giá 108.000 đồng/m2, còn Tập đoàn Nam Cường thì đền bù với giá 201.000 đồng/m2).

Với giá đền bù như trên, hai công ty này đã thu hồi hết phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các công trình và bán. Còn phần diện tích đất thổ cư của chúng tôi thì bị hai công ty này “treo” và phớt lờ đi”.

Trên thực tế, theo ghi nhận của PV, với những khu đất nông nghiệp thu hồi từ dân, Tập đoàn Nam Cường đã xây biệt thự, chung cư để bán với giá  bình quân từ 14 triệu đồng/m2 đến 40 triệu đồng/m2; còn lại đất thổ cư, đất ở của hàng chục hộ gia đình thì bị “treo” lại để “chờ xin ý kiến”.

Bên cạnh đó, nhiều khu vực đất nông nghiệp do Tập đoàn Nam Cường thu hồi cũng bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên quốc gia. Công trình Đại học Nguyễn Trãi đang xây thì bỏ dở nhiều năm gây ra nhiều bất cập trong hệ thống hạ tầng đường xá, thoát nước…

Điều đặc biệt, chủ đầu tư 2 dự án trên cũng không thông tin gì đến người dân về kế hoạch triển khai phần dự án liên quan đến khu vực sinh sống của các hộ dân. Cơ quan chức năng cũng đều im lặng một cách khó hiểu trước hàng loạt các đơn kiến nghị của người dân.

Ngay giữa Thủ đô, bộ mặt đô thị của quận Bắc Từ Liêm phát triển mạnh mẽ nhưng vùng quy hoạch này lại trở nên tụt hậu từng ngày. Hơn 10 năm trôi qua, những hộ dân có đất nằm trong diện quy hoạch dự án của Tập đoàn Nam Cường luôn phải sống trong tình trạng “sống dở, chết dở” khi nhà xuống cấp nhưng không được xây mới, sửa chữa; đường sá không được đầu tư xây dựng dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng vào mùa mưa bão, môi trường ô nhiễm, thậm chí không được sử dụng nước sạch...

Phản ánh với PV, bà Chu Thị Sâm (65 tuổi, sống tại tổ dân phố Hoàng 8) bức xúc nói: “Hơn 10 năm nay, chúng tôi sống trong khu đất mà người ta gọi là vùng quy hoạch dự án. Việc chậm trễ triển khai dự án khiến cuộc sống của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Đường sá thì không nâng cấp, cải thiện; điện chúng tôi phải tự mua dây, dựng cột; đường nước sạch không được lắp đặt; hệ thống đường ống tiêu thoát nước không có…”.

Cũng theo bà Sâm, các hộ dân sinh sống ổn định ở đây hàng chục năm nhưng vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

“Chúng tôi phải dùng nước giếng khoan, thường xuyên phải “bơi” trong nước mỗi khi trời mưa và sống trong ô nhiễm. Đất của đình tôi không được xét duyệt làm sổ đỏ vì lý do đang nằm trong vùng quy hoạch dự án”, bà Sâm nói.

Một hộ gia đình trong xóm 3B đã phải đi nơi khác ở vì tình trạng nhà xuống cấp nhưng không được chính quyền cho phép sửa chữa. Ảnh: Trần Kháng.

Một hộ gia đình trong xóm 3B đã phải đi nơi khác ở vì tình trạng nhà xuống cấp nhưng không được chính quyền cho phép sửa chữa. Ảnh: Trần Kháng.

Bên cạnh đó, tại vùng quy hoạch này, nhà cửa xây dựng đã 40 năm, hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường vôi bong tróc khắp nơi, các cây gỗ đỡ mái bị mối xông, có thể đổ bất cứ lúc nào nhưng không được sửa chữa. Bà con muốn xin cấp phép xây dựng cũng không được.

Điển hình của sự bức xúc trong khu dân cư vùng quy hoạch này là việc gia đình ông Doãn Văn Ngọc (60 tuổi, tổ dân phố Hoàng 8) xin làm lại nhà nhưng không được chấp thuận.

“Gia đình tôi có căn nhà cấp 4 làm từ năm 1984, tới nay đã xuống cấp, rạn nứt không đảm bảo an toàn. Tôi đã làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn và nhận được sự đồng tình của bà con và tổ trưởng tổ dân phố. Thế nhưng, UBND phường Cổ Nhuế 1 không cho chúng tôi được xây dựng, sửa chữa. Gia đình buộc phải sống chung với nguy hiểm và không biết kêu cứu tới ai”, ông Ngọc bức xúc nói.

Nhà ông Ngọc đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được phép sửa chữa vì đang nằm trong vùng quy hoạch của dự án. Ảnh: Trần Kháng.

Nhà ông Ngọc đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được phép sửa chữa vì đang nằm trong vùng quy hoạch của dự án. Ảnh: Trần Kháng.

Đặc biệt, nằm ngay cạnh đường Phạm Văn Đồng nhưng ngõ vào tổ dân phố Hoàng 8 này không có số ngách và các ngôi nhà không có số. Gần như mọi công trình phúc lợi của người dân đều không được triển khai vì ở trong vùng quy hoạch khốn khổ này.

Trao đổi với báo chí gần đây, ông Chu Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 cho biết: "Tập đoàn Nam cường thực hiện giải phóng mặt bằng ở đây, tuy nhiên chưa lấy phần đất của dân, dự án treo nhiều năm rồi gây khó khăn cho nhân dân trong việc sinh hoạt". 

Giải quyết nhiều thắc mắc và kiến nghị của người dân xoay quanh vấn đề sinh hoạt. Đại diện chính quyền phường đã lý giải: "Người dân mong muốn được cấp nước sạch để sinh hoạt, nhưng đây là dự án quy hoạch của nhà nước cho nên việc cấp điện, nước sạch phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Về vấn đề sữa chữa nhà ở, khi nhà người dân xuống cấp thì nhân dân làm đơn sữa chữa nhà gửi lên phường, quận qua công tác kiểm tra nếu được thỏa mãn yêu cầu, không thay đổi kết cấu hiện trạng thì sẽ cho phép sữa chữa".

Hiện tại còn khoảng hơn 5.000 m2 chủ yếu là đất thổ cư chưa giải phóng mặt bằng xong, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. 

Về vấn đề này, ông Chu Việt Dũng cho hay: "UBND phường đã 3 lần làm việc với Tập đoàn Nam Cường. Tuy nhiên tập đoàn vẫn chưa làm được nhiều và thực trạng vẫn như cũ.  Để cải thiện cuộc sống của người dân, phường và tập đoàn đang xây dựng hệ thống cống cho người dân để tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ".

Nhếch nhác, xuống cấp đến giật mình

Không chỉ chậm giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho người dân trong vùng quy hoạch dự án của mình, bản thân KĐT mới Cổ Nhuế mặc dù mới đưa vào sử dụng một phần các công trình, song theo ghi nhận, tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, bẩn thỉu đã và đang diễn ra tại đây.

Ảnh: Hưng Phúc

Bên cạnh những căn biệt thự đã đưa vào sử dụng là những căn mới xây thô và để đó, xung quanh cỏ dại, rác rưởi vây phủ. Ảnh: Hưng Phúc.

Theo ghi nhận, mặc dù hạ tầng trong dự án đã tương đối hoàn thiện, thế nhưng số người đến sinh sống tại khu biệt thự, nhà liền kề ở đây chưa thực sự đông.

Trong khi đó, khoảng vài năm trở lại đây, khu đô thị này đã xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như: Vỉa hè bong tróc, gạch lát vỡ nát, cổng sắt ra vào biệt thự nghiêng ngả do hỏng bản lề, khu vực hầm các biệt thự ngập nước nặng kèm theo rác thải do đọng nước mưa nhiều ngày, bốc mùi hôi thối, bên trong không ít căn biệt thự chứa đầy rác và cỏ, rau dại mọc tốt um tùm...

a
a

Tường bao quanh căn biệt thự bị phủ kín các số điện thoại quảng cáo, rao bán, cho thuê nhà, khoan cắt bê tông như thế này...

a

Vật liệu xây dựng như cát, gạch đá được tập kết nhếch nhác. Ảnh: Hưng Phúc.

a

Một khách hàng tại KĐT mới Cổ Nhuế tỏ ra bất bình: "Trên những phần đất nền chưa được xây dựng, sử dụng ở đây rác thải ngổn ngang từ rất lâu và không có người dọn dẹp. Trong khi phí dịch vụ mà chúng tôi phải trả là 4.000 đồng/m2/tháng (chưa bao gồm phí gửi xe)". Ảnh: Hưng Phúc.

Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế tọa lạc ngay tại mặt đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ tháng 10/2004. Dự án do do Công ty CP Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng diện tích 17.6ha, quy mô 1.900 dân, gồm khu văn phòng cho thuê cao 12 tầng, 55 biệt thự và cụm công trình CT1, CT2 cao 13 tầng, cụm CT3 gồm 4 block A,D cao 15 tầng, Block B, C ở giữa cao 18 tầng. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top