Aa

Khi nào sẽ không còn vướng mắc về BOT giao thông?

An Vũ
An Vũ pvhongvu@gmail.com
Chủ Nhật, 21/01/2018 - 07:00

Liên tiếp từ những tháng cuối năm 2017 đến những ngày đầu năm 2018, nhiều trạm thu phí BOT giao thông ở hai miền Nam Bắc bị giới tài xế phản đối, gây ách tắc giao thông. Về lâu dài, những vướng mắc không được gỡ bỏ, thiếu giải pháp xử lý triệt để, tình trạng ùn tắc sẽ còn xảy ra, những thiệt hại lớn cho nền kinh tế là khó tránh khỏi.

Được biết trên toàn quốc có hơn 80 dự án BOT giao thông. Đây là chủ trương, chính sách đúng đắn, cần thiết, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các công trình giao thông đã từng bước phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần tăng năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương cũng như cả nước.

Tuy nhiên, thời gian qua, tại nhiều trạm thu phí BOT liên tục xảy ra hiện tượng lái xe dùng tiền lẻ để trả tiền mua vé, dừng xe ở trạm thu phí, gây ùn tắc giao thông, thậm chí có hành vi gây cản trở người thi hành công vụ. Điển hình là trạm thu phí BOT Cai Lậy, việc giằng co giữa tài xế và bên thu phí kéo vài tháng.

Nhiều chuyên gia trong ngành đã nhận định mâu thuẫn xảy ra ở các trạm BOT là hai bên đầu tư và tài xế chưa tìm được sự đồng thuận, dù trước đó đã đối thoại. Cụ thể là tài xế phản đối việc đặt trạm sai vị trí, thu phí tuyến không hợp lý, việc miễn giảm phí tại một số trạm làm chưa tốt. Phương án giải quyết tốt nhất là minh bạch dự án tuy nhiên Bộ Giao thông vận tải lại chưa làm được rõ sự minh bạch ở các dự án. Các chuyên gia cũng lo ngại rằng, nếu không có gỡ rối được BOT, nhân dân sẽ mất dần lòng tin vào chính sách.

Mâu thuẫn tại trạm thu phí BOT Cai Lậy đã kéo dài đến cả tháng (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

Mâu thuẫn tại trạm thu phí BOT Cai Lậy đã kéo dài đến cả tháng (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

Lý giải việc làm thế nào để minh bạch thành quy trình, quy chuẩn tại các dự án BOT để người dân có thể giám sát, doanh nghiệp có thể tin tưởng để yên tâm đầu tư, họ bỏ tiền ra mà không sợ đồng tiền của mình bị thay đổi theo cơ chế chính sách, nhiệm kỳ, trong cuộc họp báo ngày 19/1 về những nội dung liên quan đến BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tại Nguyễn Văn Thể cho biết: Vấn đề minh bạch các dự án BOT Bộ GTVT đã và sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ, quyết liệt. Hiện nay, trên website của Bộ đã cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến từng dự án BOT về quy mô, tổng mức đầu tư, nhà đầu tư,… Nếu chưa thỏa mãn, mọi người có thể liên hệ với Vụ Đối tác công tư của Bộ để tìm hiểu đầy đủ các thông tin của từng dự án.

Ông Thể cho hay: “Xã hội hiện nay đang đòi hỏi hai vấn đề là công khai đầu vào xem giá trị đầu tư thực tế của công trình là bao nhiêu tiền và công khai đầu tư của dự án, tức là nhà đầu tư của dự án thu phí đã đủ chưa? Hiện nay, chúng tôi đang làm.

Vừa qua, đã có 107 đoàn thanh tra, kiểm toán của Chính phủ và các Bộ ngành vào cuộc để giúp Bộ GTVT công khai đầu vào, kiểm tra công tác đầu tư của các dự án ra sao? Bộ GTVT hiện đang tập trung quyết toán các dự án BOT hoàn thành để xác định giá trị đầu vào của các dự án. Khi chúng tôi công bố giá trị quyết toán, các đồng chí phát hiện ra sai chỗ này, sai chỗ kia thì các đối tượng trực tiếp hay liên quan phải chịu trách nhiệm”.

Cũng theo ông Thể, đến thời điểm này, gần như toàn bộ các dự án BOT đều đã quyết toán xong phần xây lắp, còn quyết toán GPMB thuộc trách nhiệm của các địa phương. Bộ GTVT sẽ khẩn trương hoàn thành quyết toán các dự án để công khai minh bạch đầu vào của các dự án BOT.

Còn đầu ra của các dự án, hiện nay các trạm thu phí chủ yếu áp dụng thu phí thủ công, Bộ GTVT thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tập trung làm sao để 2018 - 2019 tiến hành thu phí tự động tại toàn bộ các trạm BOT trên cả nước. Thu phí tự động, người dân sẽ nắm được tình hình doanh thu của dự án từng giờ, từng ngày. Đồng thời, Tổng cục Đường bộ VN cũng giám sát chặt chẽ toàn bộ tình hình thu phí của các trạm BOT. Như vậy dự án BOT đều được minh bạch đầu vào và đầu ra.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho hay, mỗi trạm BOT có vị trí, ý nghĩa khác nhau. Ví dụ trạm BOT Cai Lậy vừa để đảm bảo ATGT, vừa phát triển đô thị. Mong muốn của địa phương là có hệ thống giao thông tốt, mở rộng được đô thị, tạo không gian để phát triển kinh tế - xã hội, chứ không đơn thuần là một tuyến tránh. Những đề xuất di dời trạm, phải xem cụ thể. Ví dụ như Cần Thơ - Phụng Hiệp, chúng ta sẽ dời đi đâu? Dời trạm Cần Thơ - Phụng Hiệp là không hợp lý.

Bộ GTVT tiếp nhận toàn bộ đề xuất của người dân nhưng quyết định từng trường hợp như thế nào, cái gì thuộc thẩm quyền sẽ quyết, vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp trên giải quyết.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top