Aa

Kỳ 7: 5 công trình xanh quan trọng nhất thế giới

Chủ Nhật, 30/10/2016 - 06:30

Một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành bởi tạp chí Kiến trúc lấy ý kiến của 150 chuyên gia xây dựng và những kiến trúc sư của các công trình xanh để tìm ra 5 công trình xanh quan trọng nhất trên thế giới được xây dựng kể từ năm 1980.

Dưới đây là 5 công trình kiến trúc xanh được coi là quan trọng nhất thế giới, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi cho một cuộc sống bền vững và thân thiện với môi trường hơn trong tương lai.

1. Trung tâm Nghiên cứu môi trường Lewis Adam Joseph ở Oberlin, Ohio, Mỹ

Xếp thứ hạng đầu tiên là Trung tâm Nghiên cứu môi trường Lewis Adam Joseph ở Oberlin, Ohio với 13 phiếu bầu.

Trung tâm Lewis, được hoàn thành việc xây dựng vào năm 2001, nằm trong khuôn viên của trường cao đẳng Oberlin. Tòa nhà này bao gồm nhiều lớp học, văn phòng, một thính phòng và một thư viện nghiên cứu môi trường.

Trung tâm Nghiên cứu môi trường Lewis Adam Joseph ở Oberlin, Ohio, Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu môi trường Lewis Adam Joseph ở Oberlin, Ohio, Mỹ

Trung tâm trên không sử dụng bất cứ nguồn năng lượng nào từ bên ngoài mà nó được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời để tự cung cấp nguồn điện chiếu sáng và vận hành các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, hệ thống đèn thông minh giúp tòa nhà giảm tối đa lượng điện chiếu sáng. Để điều hòa nhiệt độ trong tòa nhà, một hệ thống làm nóng và lạnh địa nhiệt cũng được lắp đặt tại đây.

Mặt khác, nó cũng được trang bị một hệ thống lọc nước thải và xử lý chất thải bằng phương pháp phân hủy sinh học để không tạo ra sự ô nhiễm.

2. Học viện Khoa học California, Mỹ

Học viện Khoa học California, Mỹ

Học viện Khoa học California, Mỹ

Học viện Khoa học California ở ngay phía sau Trung tâm Lewis với 11 phiếu. Tòa nhà này được xây dựng để đạt được tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh (LEED) với phần mái nhà là một thảm cây xanh gồm hơn 1,7 triệu loài thực vật. Ngoài ra, tòa nhà còn được trang bị phần vòm mái che nhô hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng cung cấp 10% nhu cầu năng lượng mỗi năm của nó.

3. Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Mass, Anh

Vị trí thứ ba trong danh sách những tòa nhà xanh quan trọng nhất thế giới thuộc về Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Mass. Tòa nhà trên cũng đạt được chứng chỉ công nhân tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh LEED, với tổng diện tích 350.000 m2 bao gồm hai tầng với nhiều văn phòng.

Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Mass, Anh

Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Mass, Anh

Được biết, trước khi Trung tâm Genzyme được xây dựng, vùng đất này là cơ sở của một nhà máy than đá và khí ga. Sau đó, do tác động của nhà máy này tới môi trường, dân cư xung quanh khu vực này bỏ nhà, chuyển đi nơi khác. Genzyme được xây dựng như một hy vọng để hồi sinh vùng đất này và quả thựcnó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

4. Trung tâm Phát triển Năng lượng sạch Beddington (BedZED) ở London, Anh

Tòa nhà thứ tư và thứ năm trong danh sách là Trung tâm Phát triển Năng lượng sạch Beddington (BedZED) ở London và Trung tâm môi trường Phillip Merrill ở vịnh Chesapeake tại Annapolis, Md với cùng số phiếu là 7.

Trung tâm Phát triển Năng lượng sạch Beddington (BedZED) ở London, Anh

Trung tâm Phát triển Năng lượng sạch Beddington (BedZED) ở London, Anh

BedZED là một tổ hợp nhà bền vững tại Vương quốc Anh bao gồm nhà ở để bán, nhà ở của công nhân làm việc gần đó và nhà ở xã hội cho thuê.

5. Trung tâm môi trường Phillip Merrill ở vịnh Chesapeake tại Annapolis, Mỹ

Trung tâm môi trường Merrill Philip Chesapeake được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh. Nó sử dụng “giếng” địa nhiệt để tạo ra một phần ba năng lượng vận hành các thiết bị trong tòa nhà, hệ thống pin năng lượng mặt trời và tua bin tạo điện từ năng lượng gió cung cấp số năng lượng còn lại cho tòa nhà. Ngoài ra, trung tâm cũng được trang bị một bộ cảm biến khí hậu và nhà vệ sinh ủ mà không sử dụng nước.

Bên cạnh đó, một số công trình từ những năm 1990 cũng có mặt trong danh sách bình chọn với 4 lá phiếu: Viện Lâm nghiệp và nghiên cứu thiên nhiên tại Hà Lan (1998), Trụ sở của ngân hàng Commerzbank ở Đức (1997) và tháp Menara Mesiniagar ở Malaysia (1992).

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top