Aa

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội tăng lên 5%

Thứ Sáu, 08/03/2019 - 14:01

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội tăng lên 5%; Quảng Ninh yêu cầu Vân Đồn đầu tư dự án mới có đẳng cấp, không chờ đợi cơ chế đặc khu; Chỉ sau Mỹ, Việt Nam là thị trường bất động sản yêu thích thứ 2 của nhà đầu tư Hàn Quốc; Bất động sản Hưng Yên tăng tốc trên đường đua;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội tăng lên 5%

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 255/QĐ-TTg quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định áp dụng trong năm 2019 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ 4/3/2019 và thay thế Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 22/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 117/2018, mức lãi suất là 5%, nhưng sau đó đến tháng 4/2018, Thủ tướng có Quyết định 370/2018 giảm xuống còn 4,8%/năm.

Xem chi tiết tại đây

Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.

Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.

 

Chỉ sau Mỹ, Việt Nam là thị trường bất động sản yêu thích thứ 2 của nhà đầu tư Hàn Quốc

Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có một thập kỷ thu được nhiều lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế ASEAN đang tăng trưởng nhanh.

Trong khi Mỹ vẫn đang kiểm soát các dòng vốn đầu tư bất động sản đến từ Hàn Quốc thì Việt Nam lại đang là điểm đến được lựa chọn của các nhà đầu tư đến từ xứ sở kim chi.

Theo dữ liệu được Ngân hàng Hàn Quốc công bố mới đây, Việt Nam đang là thị trường phổ biến thứ 2 ở nước ngoài với các nhà đầu tư bất động sản Hàn Quốc. Trong năm 2018, 56,1 triệu USD đã được các nhà đầu tư Hàn Quốc đổ vào Việt Nam. Con số này chỉ sau mỗi Hoa Kỳ với 155,2 triệu USD.

Tờ Chosunnilbo cho biết, với việc điều luật sở hữu nhà ở với người nước ngoài được nới lỏng từ năm 2015, số người Hàn Quốc muốn mua các căn hộ chung cư ở Việt Nam ngày càng tăng. Chủ yếu với mức giá khoảng 330 triệu won (tương đương 269.000USD).

"Khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, giá nhà dự kiến sẽ còn tăng vọt và nhiều người đang mua một số căn hộ và mong đợi thu được lợi nhuận trong khoảng 10 năm tới", ông Park Sang Wook của Ngân hàng Woori nhận định.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản Hưng Yên tăng tốc trên đường đua

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tỉnh này được đánh giá là một vùng đất có vị trí địa lý đẹp cùng hệ thống giao thông thuận lợi, quỹ đất sạch còn rất nhiều.

Hưng Yên cũng là tỉnh đông dân số, đặc biệt là lượng công nhân và chuyên gia nước ngoài từ các Khu công nghiệp và cụm công nghiệp với hơn 9.000 doanh nghiệp chủ yếu đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhu cầu về nhà ở kèm theo các dịch vụ thương mại giải trí ngày một tăng nhưng thị trường bất động sản vùng này vẫn chưa có nhiều điều để nói, chưa có nhiều dự án lớn được đầu tư đồng bộ và bài bản.

Với những điều kiện như vậy, Hưng Yên được xếp trong danh sách các thị trường mới nổi của bất động sản miền Bắc cùng với Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Giới chuyên gia nhận định, đây là những miền đất hứa cho các nhà đầu tư bất động sản trong năm 2019. Đặc biệt nhiều lợi thế để khai thác dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu ở cho lực lượng lao động và phát triển mô hình bất động sản 2 trong 1 kinh doanh – nhà ở.

Xem chi tiết tại đây

Quảng Ninh yêu cầu Vân Đồn đầu tư dự án mới có đẳng cấp, không chờ đợi cơ chế đặc khu

Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh cho rằng cơ sở hạ tầng của Vân Đồn đã được đầu tư tốt nên địa phương phải đặt tư duy phát triển ở tầm cao mới.

Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Quangninh.gov.vn.

Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Quangninh.gov.vn.

Trong phiên làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Vân Đồn ngày 6/3, ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - cho rằng trong thời gian qua, vấn đề quản lý đất đai trên địa bàn Vân Đồn còn lúng túng, có tình trạng chuyển nhượng và “thổi” giá đất.

Bí thư Tỉnh uỷ cũng nhấn mạnh hiện nay cơ sở hạ tầng của địa phương đã được đầu tư tốt, đã hoàn thành sân bay, đường cao tốc... Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho Vân Đồn là phải đặt tư duy phát triển ở tầm cao mới, hướng tới đầu tư dự án lớn có đẳng cấp và xác định không chờ đợi cơ chế đặc khu.

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Đọc yêu cầu huyện Vân Đồn cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan sớm hoàn thành công tác lập quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Xem chi tiết tại đây

 

Khi không thể hài hòa 3 đỉnh tam giác, phải bảo vệ quyền lợi người dân

Chia sẻ tại hội thảo “Công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay: “Câu chuyện tranh chấp ở chung cư thường liên quan đến ba bên gồm chủ đầu tư, ban quản trị và chính quyền địa phương. Câu chuyện tranh chấp ở chung cư vốn là tất yếu, ở các nước đều có không riêng gì Việt Nam.

Đương nhiên là chúng ta muốn đưa ra các chính sách hài hoà được 3 đỉnh tam giác nhưng nếu không thể hài hoà thì chúng ta nên thiên về bảo vệ quyền lợi của người dân. Bởi họ là phe yếu, không có tiềm lực kinh tế, hiểu biết chưa cao, mối quan hệ ít, trong khi doanh nghiệp nào cũng có một đầy đủ bộ pháp chế, luật sư, các hồ sơ đều chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp”.

Ông Nam cũng cho hay, hiện nay các cơ quan nhà nước còn bối rối trong việc đưa ra các chế tài xử lý, các quy định ban hành về quản lý nhà chung cư còn chồng lấn. Đáng chú ý là hơn 500 dự án bàn giao nhưng chỉ có hơn 200 dự án bàn giao quỹ bảo trì. Điều này cho thấy, lợi ích của người dân đã bị chiếm dụng. Giải pháp cho câu chuyện này là người dân phải làm quen với việc khi mua bán cần phải tham khảo ý kiến luật sư, khi tranh chấp liên quan đến chung cư là ra toà xử lý, tức là các vấn đề cần quy định lại trong Luật dân sự.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top