Aa

Làm ăn kém, vì sao cổ phần PGBank “mê hoặc” VietAbank?

Chủ Nhật, 24/09/2017 - 04:01

Nhà đầu tư đang đặt hoài nghi về việc VietAbank đã tìm thấy cơ hội đầu tư mới tại PGBank, trước diễn biến ngân hàng này có thể “về chung một nhà” với Vietinbank.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

VietABank mới mua 4,16% vốn của PGBank

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên. Báo cáo cho thấy, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2017 của VietABank đạt 85 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Cho vay khách hàng của VietABank tăng 12,4%, đạt gần 33,19 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu tăng mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn tăng gấp 2,2 lần, từ 334 tỷ đồng lên 738 tỷ đồng. Trong khi, nợ nhóm 3 giảm hơn một nửa. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,14% lên 2,58%.

So với tổng tài sản 61,38 nghìn tỷ đồng, cho vay trên thị trường 1 chiếm khoảng 54%. Ngoài ra, VietABank có 18 nghìn tỷ đồng cho vay và gửi trên liên ngân hàng, 7.822 tỷ đồng chứng khoán nợ do TCTD khác phát hành, 2.359 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ.

Huy động vốn trên thị trường hiện đang chiếm 60,8% tổng nguồn vốn của VietABank. Tăng trưởng huy động qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh so với cùng kỳ dù vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng hơn 2 nghìn tỷ đồng.

Điểm chú ý báo cáo này là khoản đầu tư tài chính mới của VietABank. Cụ thể, khoản đầu tư dài hạn tính đến cuối quý II của ngân hàng này tăng lên 397,4 tỷ đồng, chiếm 0,53% tổng tài sản.

Khoản đầu tư tăng thêm chính là 150 tỷ đồng VietABank dành mua 4,16% vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Tương ứng với 12,48 triệu cổ phiếu. Giá bình quân mua vào là hơn 12.000 đồng/cp.

PGBank có gì hấp dẫn?

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đầu tư tài chính vào khoảng 10 công ty, 1 quỹ và một ngân hàng là PGBank. Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là vào ngân hàng, tiếp đó là một công ty bảo hiểm, khoáng sản, vàng,…

PGBank có gì hấp dẫn để VietABank mạnh tay đầu tư hơn các khoản đầu tư trước đây? So với những ngân hàng trong hệ thống, PGBank không phải là tên tuổi nổi bật, kinh doanh ở mức “tằng tằng” và kém dần trong nửa đầu năm 2017.

Theo BCTC bán niên đã soát xét của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), tính đến thời điểm ngày 30/6/2017, tổng tài sản của ngân hàng PGBank đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với thời điểm đầu năm.  Trong nửa đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 348 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 10% đạt hơn 9 tỷ đồng; hoạt động khác tăng lợi nhuận thuần 15,8% lên 25 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 58%. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh mang về hơn 9 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi năm trước chỉ đạt 257 triệu đồng. Chi phí hoạt động trong kỳ là 228 tỷ đồng, tăng 9%. Tuy nhiên, PGBank đã giảm 9% trích lập dự phòng xuống 114 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đạt 57,8 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận còn 46 tỷ đồng. Theo BCTC quý I/2017 của PGBank, ngân hàng đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 42,6 tỷ đồng. Như vậy, tính riêng quý II/2017, PGBank chỉ đạt nhỉnh hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Hiện nay, PGBank đang gây quan tâm bởi việc sáp nhập với Vietinbank có thành công hay không. Từ tháng 4/2015, PGBank thông qua việc sáp nhập vào VietinBank, nhưng suốt 2 năm qua vẫn chưa hoàn thành. Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, lãnh đạo PGBank từng cho biết sẽ sớm dứt khoát câu chuyện sáp nhập hai ngân hàng nhưng theo báo cáo tài chính hay các Nghị quyết HĐQT nửa đầu năm chưa thấy có tiến triển mới.

Hai ngân hàng “chưa về một nhà” là do phải tính toán lại tỷ lệ hoán đổi. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, hai bên đã gửi tới cổ đông tờ trình về kế hoạch sáp nhập tỷ lệ 1:0,9, theo đó 1 cổ phần PGBank sẽ đổi 0,9 VietinBank. Các cổ đông hai bên đã đồng thuận và ủy quyền cho HĐQT đàm phán về thời gian cũng như các thủ tục sáp nhập. Nhưng hơn 3 năm đã qua, cuộc đàm phán vẫn chưa đến hồi kết.

Hai năm ràng buộc trong khả năng sáp nhập với VietinBank, PGBank một điều khoản quy định hai bên không được chi trả cổ tức. Ngoài ra, PGBank cũng bị hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh, sản phẩm và tập trung nhiều nguồn lực hơn cho các tài sản có rủi ro.
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top