Aa

Làm sao để né được những “mánh khóe” trong mua bán nhà đất?

Chủ Nhật, 30/09/2018 - 14:01

Làm sao để né được những “mánh khóe” trong mua bán nhà đất?; Phát triển đô thị thông minh hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh; Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: "Của công thành của ông"; Kỳ vọng giai đoạn thịnh vượng mới của bất động sản nghỉ dưỡng;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Làm sao để né được những “mánh khóe” trong mua bán nhà đất?

Là câu chuyện không mới mẻ nhưng trên thị trường BĐS hiện nay, nhiều khách hàng, NĐT vẫn bị dính "mánh khóe" kinh doanh của các chủ đầu tư, môi giới. Làm thế nào để hạn chế điều này?

Không phải tất cả nhưng rõ ràng trên thị trường BĐS hiện nay, hiện tượng lừa đảo, nhà đầu tư mất tiền oan dường như có xu thế ngày càng tăng lên. Thậm chí, có những dự án NĐT đã tìm hiểu rất kỹ nhưng cũng không lường trước được rủi ro xảy ra sau đó. Khi đã xảy ra sự vụ, người mua BĐS dường như không biết kêu cứu ở đâu.

Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP HCM, thông thường, chủ đầu tư chỉ cam kết với những thông tin chính thống về pháp lý dự án, công trình dự án, tiện ích. Tuy nhiên, các môi giới đôi khi thêm thắt các thông tin về tiện ích của dự án nhằm mục đích dụ người mua chốt hợp đồng. Vấn đề này, chủ đầu tư luôn có quy định bên môi giới không được đưa thông tin không đúng về dự án, nhưng do nhân viên môi giới đưa ra bằng lời nói, nên chủ đầu tư cũng khó xử lý.

Ngoài ra, môi giới thường dùng những lời có cánh, mang tính chất thổi phồng, gắn thêm tiện ích vào dự án, thậm chí diễn giải sai quy định pháp luật về điều kiện giao dịch, thế chấp dự án, bảo lãnh ngân hàng... được quảng bá bằng miệng hoặc tờ rơi quảng cáo dự án do môi giới tự in, gửi đến từng người. Với những thông tin này, nếu người mua cả tin sẽ rơi vào tình trạng mù mờ và kí hợp đồng khi "chuyện đã rồi".

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát triển đô thị thông minh hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

TS. Trần Quốc Thái – Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, đô thị hiện nay đang đối diện với thách thức về phát triển các hướng không tập trung rõ nét. Ngoài ra còn đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, rác thải… Vì thế mục tiêu của kế hoạch là tạo lập và phát triển đô thị tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh.

Ông Adam Ward đại diện cho Viện tăng trưởng xanh toàn cầu GGGI cho rằng, những thách thức trong phát triển đô thị hiện nay gặp phải là biến đổi khí hậu gây nên tình trạng ngập lụt ở các đô thị, ùn tắc giao thông và những yêu cầu về quản lý rác thải, nước thải… Do đó Việt Nam cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng xanh nhằm xử lý chất thải, tăng cường hệ thống giao thông công cộng tốc độ cao và sử dụng năng lượng tái tạo…

Hiện GGGI đang tích cực phối hợp với Bộ Xây dựng trong lĩnh vực phát triển chính sách đô thị tăng trưởng xanh và tiếp cận tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng như nước thải, rác thải…

TS. Nguyễn Tường Văn, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, cần có định hướng phát triển đô thị thông minh hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Xem chi tiết tại đây

Kỳ vọng giai đoạn thịnh vượng mới của bất động sản nghỉ dưỡng

Niềm tin vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang ở mức cao nhờ những tín hiệu tích cực từ sự tăng trưởng, đổi mới, và chính sách kích cầu du lịch phát triển

Theo nhận định từ chuyên gia nghiên cứu thị trường CBRE, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân đạt 27% trong 2 năm vừa qua, nằm trong những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á. Đà tăng trưởng ấn tượng được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, sự phổ biến của những hãng hàng không giá rẻ (như VietJet, AirAsia), chương trình đăng ký thị thực điện tử cho 40 quốc gia và miễn thị thực cho 5 quốc gia Châu Âu, tiêu dùng nội địa và những động thái của Chính phủ nhằm khuyến khích và thúc đẩy nền du lịch quốc gia.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả trong những năm gần đây. Bất chấp việc nguồn cung tăng mạnh tại các phân khúc khác nhau trên cả nước, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt. So sánh những điểm đến khác trong khu vực Đông Nam Á, tổng số sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn còn thấp và tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn.

Xem chi tiết tại đây

Nguồn cung & tỷ lệ bán của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam tính tới Quý III/2018 (Nguồn: CBRE)

Nguồn cung & tỷ lệ bán của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam tính tới Quý III/2018 (Nguồn: CBRE)

Doanh nghiệp địa ốc tìm cách giảm phụ thuộc vốn ngân hàng

Thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn (năm 2018 là 45%). Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản (BĐS) là 200%. Siết tín dụng vào bất động sản, doanh nghiệp tìm cách

Ngoài ra, việc áp dụng Basel II dự kiến từ năm 2020 ở một số ngân hàng lớn cũng gây áp lực nâng chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cam kết trên mức 8%.

Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) cho rằng để làm được điều này, các ngân hàng cần tăng vốn tự có hoặc giảm các loại tài sản đảm bảo hệ số rủi ro cao như BĐS trong các khoản cho vay dự án (Basel II yêu cầu nâng hệ số rủi ro 100 - 150% lên 200 - 250% như Basel I). Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào tại Việt Nam cũng đủ uy tín huy động vốn nên việc cắt giảm cho vay vào BĐS được coi là giải pháp đáng ưu tiên hơn.

Thị trường BĐS đang phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của hệ thống ngân hàng cũng như tình hình lãi vay. Theo số liệu thống kê trong năm 2017, khoảng 40% giá trị xây dựng BĐS được giải ngân trực tiếp từ Ngân hàng hoặc thông qua các khoản vay mua nhà.

Xem chi tiết tại đây

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: "Của công thành của ông"

Câu chuyện về đất đai trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Có những DNNN làm ăn bết bát, thậm chí là thua lỗ triền miên nhưng lại quản lý nhiều khu "đất vàng", có vị trí đắc địa tại các thành phố lớn. Đến khi cổ phần hóa, những doanh nghiệp này được định giá rất thấp, bởi lẽ đất thuê không được tính vào giá trị doanh nghiệp. Có thể thấy rõ vấn đề này trong câu chuyện cổ phần hóa một số DNNN như: Hãng phim truyện Việt Nam, Công ty CP Kem Tràng Tiền, Công ty Giày Sài Gòn...

Giá trị đất đai đưa vào quá trình cổ phần hóa DNNN không bao gồm đất thuê của Nhà nước và không tính giá trị lợi thế kinh doanh liên quan tới địa điểm vào giá trị đất thuê là những kẽ hở khiến Nhà nước thất thu cả nghìn tỷ. Thực tế này đòi hỏi cần có những đổi mới trong quản lý nhằm ngăn tình trạng trục lợi về đất đai trong quá trình cổ phần hóa.

Bàn về giải pháp cho vấn đề này, bà Bùi Thị An Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho rằng: "Phải định giá doanh nghiệp thế nào cho đúng, cho sát với giá thị trường, minh bạch giá đó là bao nhiêu. Ai sẽ đấu thầu, doanh nghiệp tư nhân nào đấu thầu, doanh nghiệp nào thắng thầu, thắng thầu với giá bao nhiêu? Một chuỗi quá trình đó phải minh bạch hoàn toàn. Mặt khác, cần xác định rõ doanh nghiệp thắng thầu có người nào liên quan đến người có chức trách hay không. Bởi trước đây có một số quan chức, các vị không đứng tên cổ phần nhưng lại để cho người thân đứng tên. Để làm được điều này cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội.

Tôi nghĩ Chính phủ nên chỉ đạo giao hẳn vấn đề cổ phần hóa DNNN cho một đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách. Mặc dù các bộ, ngành đều có người tham gia thực hiện nhưng cần thiết phải có một người phụ trách, chịu trách nhiệm cao nhất, chỉ đạo sát sao từng công việc cụ thể. Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho ai thì người đó phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm đến cùng. Có như thế thì mới giữ được tài sản cho Nhà nước".

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top