Aa

Luật là luật

Thứ Tư, 26/12/2018 - 06:00

Khi người Philipinnes quyết định phá tan những chiếc xe ô tô buôn lậu cực đắt tiền rồi chiếu công khai trên truyền hình, có nhiều người của ta bảo, chính quyền Philipinnes lãng phí, sao không bán rồi lấy tiền xung công. Họ quên rằng, để người dân chấp hành luật, phải mất nhiều gấp trăm gấp ngàn lần số tiền bán thanh lý những chiếc xe đó và vì hành động ấy mà luật bị coi nhờn.

Hàng ngày chúng ta vẫn thấy diễn ra những cảnh tượng rất chướng mắt sau đây: Công an, trật tự đường phố đi dọc các vỉa hè để xua đuổi, thu giữ đủ thứ phương tiện cồng kềnh, hàng hóa của người bán rong, đủ kiểu sạp hàng lấn ra ngoài đường đi, rồi nào là những biển quảng cáo làm chật vỉa hè, nghẽn giao thông. Nhưng hễ công an đi khỏi là đâu lại vào đấy. Những bàn ghế, tủ, quầy, pano, quầy bán hàng di động... vừa sơ tán vào nhà, lại nhanh chóng bày ra y như cũ.

Dẹp hàng rong quyết liệt, xong rồi lại trở về y như cũ.

Dẹp hàng rong quyết liệt, xong rồi lại trở về y như cũ.

Và ngày nào chuyện này cũng diễn ra, trở thành nét ứng xử bi hài hiếm có giữa chính quyền các đô thị lớn và người dân.

Vài năm trước đây, Hà Nội quyết tâm đòi lại đất công viên cho cộng đồng. Thôi thì muộn nhưng mà cũng đáng để biểu dương tinh thần vì dân phục vụ. Mọi người chờ đợi lắm. Công viên Tuổi trẻ đã có xác nhưng hồn thì còn tan nát trong đủ thứ quán nhậu, sẽ phải về với chức năng công viên của nó. Công viên Đống Đa vẫn cứ nằm trong kế hoạch, sẽ phải mọc lên. Nhưng rồi có lẽ lại sắp hết một khóa quyết liệt hành động nữa, những thứ vừa kể vẫn nguyên như cũ, thậm chí có thứ, chẳng hạn công viên Đống Đa, đừng ai hy vọng nữa mà tự chuốc lấy thất vọng!

Đấy là chỉ kể hai trong vài trăm vụ việc liên quan đến mỹ quan, quản lý đô thị. Còn những việc khác nữa thì không thể kể xiết như chống mại dâm, chống hàng giả, chống đua xe trái phép... Với mỗi việc lại có trăm sáng kiến được biểu dương mà chả việc nào giải quyết được triệt để. Việc nào cũng giống như "bắt nhái thả đĩa". Điều buồn cười nhất là chúng ta làm điều đó vì luật pháp nhưng lại không bao giờ nhớ rằng luật pháp là không có chuyện đôi co mặc cả. Luật là luật, chừng nào nó chưa bị Quốc hội bãi bỏ. Theo đó nếu một người cứ chiếm dụng vỉa hè thì y không những bị phạt nặng về hành chính mà còn bị khép tội làm cản trở giao thông. Chắc chắn sẽ không có bất cứ kẻ nào lại dám đùa giỡn với hình phạt nghiêm khắc. Theo đó, một kẻ lấn đất công là kẻ phạm tội thực sự. Làm gì có chỗ nào cho anh ta cò kè đòi hỏi đền bù mới chịu di dời. Theo đó, kẻ nào tự ý cho thuê công viên Tuổi trẻ để làm những việc kinh doanh nhếch nhác, kẻ đó phải bị lôi cổ ra và chiếu theo điều luật để định tội. Và nếu một lần nếm cái uy nghiêm của luật pháp thì lần sau, có cho cũng không dám lấn. Tương tự như vậy đối với những việc khác: Một nhà hàng, khách sạn nào đó biết rằng họ sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, sẽ bị tống giam nếu làm chủ chứa... sẽ không bao giờ anh ta dại dột “tham bát bỏ mâm”. Nếu mọi kẻ đua xe đều bị tịch thu phương tiện thì thử hỏi còn kẻ nào dám đua xe...

Đô thị vẫn nhếch nhác vì tình trạng

Đô thị vẫn nhếch nhác vì tình trạng "nhờn" luật.

Khi người Philipinnes quyết định phá tan những chiếc xe ô tô buôn lậu cực đắt tiền rồi chiếu công khai trên truyền hình, có nhiều người của ta bảo, chính quyền Philipinnes lãng phí, sao không bán rồi lấy tiền xung công. Họ quên rằng, để người dân chấp hành luật, phải mất nhiều gấp trăm gấp ngàn lần số tiền bán thanh lý những chiếc xe đó và vì hành động ấy mà luật bị coi nhờn.  

Luật pháp có mặt là để tham gia điều chỉnh các hành vi. Nó bao trùm, làm chuẩn mực cho bất cứ công việc gì. Nó vô hình mà luôn hiện hữu và chỉ có như vậy nó mới xứng đáng là công cụ của Nhà nước.

Sở dĩ cứ xảy ra những chuyện kể trên, ngoài sự can thiệp của bọn “tay to”, cũng còn  bởi vì chúng ta cứ luẩn quẩn trong sự lẫn lộn giữa luật pháp và những quy định ít nhiều cảm tính. Đã đem luật ra thì trước hết phải coi nó là cơ sở pháp lý cao nhất, bất khả du di, thêm bớt.

Có một thực tế tâm lý là: Không ai dám chống lại luật nhưng nhiều kẻ sẵn sàng coi nhờn, tìm cách qua mặt. Lý do là người thừa hành luật đã chừa cho họ những chỗ có thể lách qua. Thế là chúng ta tự đưa mình vào một tình trạng bi hài: Càng có nhiều việc cần đến luật thì càng làm nát luật! Việc nước thành việc làng. Việc làng thành việc họ... Kết quả là bộ máy công quyền ngày một phình to mà không sao ôm xuể những vụ việc phát sinh như dịch bệnh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top