Aa

M&A khách sạn ở Sài Gòn sôi động suốt một thập kỷ

Thứ Sáu, 31/08/2018 - 14:01

M&A khách sạn ở Sài Gòn sôi động suốt một thập kỷ; Nghìn tỷ "giải cứu" nhà ở xã hội: Bỏ thì "thương", vương thì... chưa ổn; PVD và những dự báo ít lạc quan; Cận cảnh Công viên Tuổi trẻ Thủ đô hoang phế giữa lòng Hà Nội;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

M&A khách sạn ở Sài Gòn sôi động suốt một thập kỷ

Thống kê của Jones Lang LaSalle (JLL), từ năm 2006 đến nay, khoảng 12 năm, Hà Nội và TP HCM có tổng cộng hàng chục thương vụ M&A khách sạn, lần lượt chiếm tỷ trọng 22,8-24,3% trên tổng lượng giao dịch tài sản thuộc ngành này trên cả nước.

Hà Nội và Sài Gòn đều có thị trường M&A khách sạn vượt trội so với phần còn lại của thị trường, nhưng TP HCM mới là địa phương dẫn đầu về giá trị của các giao dịch trên cả nước. Đặc biệt trong 12 năm qua, TP HCM không chỉ là tâm điểm mua bán sáp nhập khách sạn cao cấp trên bình diện quốc gia mà lọt vào top 10 những thương vụ M&A khách sạn đình đám khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Những năm 2007 - 2017 là thời điểm cực thịnh của thị trường M&A khách sạn tại TP HCM. Trong giai đoạn này, Sài Gòn thường xuyên chứng kiến các thương vụ M&A khách sạn diễn ra sôi động, (có năm diễn ra 3 - 4 thương vụ). Đa phần các khách sạn được mua bán đều tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, thuộc các quận 1, 3 và Phú Nhuận (gần sân bay Tân Sơn Nhất).

Riêng cột mốc 2014 - 2016, trong 3 năm này thị trường bất động sản TP HCM hồi phục mạnh mẽ, các thương vụ M&A khách sạn cũng diễn ra với tần suất khá dày.

Cụ thể, năm 2014 có 3 khách sạn tại TP HCM được mua bán sáp nhập gồm Indochine Park Tower ( đường Lê Quý Đôn quận 3), Movenpick Saigon (Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận), Intercontinental Asiana Saigon (Lê Duẩn, quận 1).

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghìn tỷ "giải cứu" nhà ở xã hội: Bỏ thì "thương", vương thì... chưa ổn

Có thể nói, chính sách phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn, đảm bảo cho người dân nhu cầu cơ bản về chỗ ở. Tuy nhiên, hiện tại nhà ở xã hội đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Theo Bộ Xây dựng, đến thời điểm hiện tại, việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong "Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". Có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng hơn 8,4 triệu m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công.

Sau khi giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, hàng loạt dự án nhà ở xã hội lại rơi vào tình trạng thiếu vốn. Tháng 5/2018, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Theo đó, bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, chỉ nên xem các gói hỗ trợ là giải pháp tình thế tạm thời, bởi nếu Nhà nước cứ liên tục đưa ra các gói tín dụng ưu đãi sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách, làm cho thị trường bất động sản mất đi tính thị trường đúng nghĩa. Về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, việc Nhà nước tung ra các gói hỗ trợ là cần thiết.

Xem chi tiết tại đây

PVD và những dự báo ít lạc quan

Hiện, cổ phiếu PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí đang ở quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá ở tầm cao so với thời điểm 8 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, khi dự báo về tình hình kinh doanh của công ty này thời điểm cuối năm, đa phần giới phân tích đều tỏ thái độ không mấy lạc quan.

Trong nhận định mới đây, Công ty Chứng khoán HSC cũng cùng quan điểm, năm 2018 PVD sẽ ghi nhận lợi nhuận âm.

Nhìn lại kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu 6 tháng đầu năm của PVD tăng đáng kể, đạt 88% so với cùng kỳ, đạt 2.726 tỷ đồng nhờ số ngày làm việc của các giàn khoan tự nâng nhiều hơn và doanh thu dịch vụ giếng khoan, thương mại tăng mạnh. Tuy nhiên PVD hiện vẫn đang chịu lỗ khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là âm 307 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ).

Nếu kết quả kinh doanh cuối năm đi xuống như dự báo, cổ phiếu PVD có thể sẽ bị mất giá trong thời gian tới, đặc biệt lo ngại trong trường hợp nhà đầu tư hoang mang bán tháo.

Xem chi tiết tại đây

Bản đồ các dự án tại quận 7

Bản đồ các dự án tại quận 7

Giá bán trung bình tại quận 7 TP HCM từ 1.000 - 3.000 USD/m2

Quận 7 là một trong mười chín quận đô thị của TP HCM, cách trung tâm quận 1 khoảng 10km, với dân số là 300.000 người và diện tích là 36 km2. Theo kế hoạch, quận 7 sẽ có tổng diện tích 3.546 ha với dân số tối đa 424.000 người vào năm 2020.

Theo báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường bất động sản quận 7 được phát triển trong 10 năm qua. Phú Mỹ Hưng và Him Lam là một trong những nhà phát triển đi đầu.

Nhiều công ty niêm yết như Đất Xanh, Novaland, Phát Đạt, Nam Long, Sacomreal, hoặc liên doanh giữa các công ty trong nước như An Gia, Tiến Phát và các nhà đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc) hay các công ty bất động sản nước ngoài như Mapletree và Keppel Land từ Singapore.

Tiến độ bán dự án tại quận 7, theo đánh giá của VDSC là khá tốt do vị trí thuận lợi và nhu cầu cao. Giá bán trung bình hiện tại dao động từ 1.000 USD/m2 đến 3.000 USD/m2.

Xem chi tiết tại đây

Cận cảnh Công viên Tuổi trẻ Thủ đô hoang phế giữa lòng Hà Nội

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), có tổng diện tích khoảng 26,43ha, được TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2000. Dự án được giao cho Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội làm chủ đầu tư.

Được đầu tư với số tiền hàng chục tỷ đồng, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đáng lẽ phải là “lá phổi xanh” của Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều năm qua, dự án này lại rơi vào cảnh hoang tàn. Tất cả các hạng mục vui chơi cho trẻ em đang để “dầm mưa dãi nắng”, hoen gỉ và xuống cấp, không còn có giá trị sử dụng.

Thiết bị vòng đu quay được lắp đặt từ hàng trăm tấn sắt thép nhưng hơn chục năm nay không được sử dụng, bảo quản nên dẫn đến hoen gỉ. Vòng đu quay khổng lồ này có thể đổ sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Các hạng mục vui chơi cho trẻ em cũng bị phơi mưa, phơi nắng dẫn đến gỉ sét, xuống cấp trầm trọng và không còn giá trị sử dụng.

Xem chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top