Aa

"Một tỷ đồng/m2 đất Đà Lạt chỉ là trường hợp cá biệt"

Thứ Sáu, 21/06/2019 - 14:00

"Một tỷ đồng/m2 đất Đà Lạt chỉ là trường hợp cá biệt"; Bài học rút ra từ công tác quản lý phát triển quy hoạch?... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

"Một tỷ đồng/m2 đất Đà Lạt chỉ là trường hợp cá biệt"

Đại diện Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng nhận định con số 400-500 triệu đồng/m2 hay 1 tỷ đồng/m2 không phải phổ biến và không phù hợp điều kiện kinh tế địa phương.

Đối với trường hợp giá đất ở Đà Lạt được rao bán lên đến 400-500 triệu đồng/m2 hay 1 tỷ đồng/m2, ông Nguyễn Minh Thuần, Phụ trách phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng nhận định, những con số này không thể được xem là giá đất phổ biến.

“400 triệu, 500 triệu hay 1 tỷ đồng/m2 không phải là mức giá phổ biến trên thị trường, tức là nó không xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch chuyển nhượng.

Nếu có thì đây cũng chỉ là một vài trường hợp cá biệt, không phù hợp với mức thu nhập và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Thuần khẳng định.

Ông Thuần cho biết việc xảy ra tình trạng giá cả của thị trường bất động sản Đà Lạt bị xáo trộn thời gian qua cũng có trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương.

Xem chi tiết tại đây

Trong 5 năm trở lại đây, giá đất khu trung tâm thành phố Đà Lạt tăng gấp 6-7 lần. Ảnh: Lê Quân.

Trong 5 năm trở lại đây, giá đất khu trung tâm thành phố Đà Lạt tăng gấp 6-7 lần. Ảnh: Lê Quân.

Bài học rút ra từ công tác quản lý phát triển quy hoạch?

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Phạm Tất Thắng (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) đã đặt ra câu hỏi cho Bộ Xây dựng: “Các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là ùn tắc cục bộ tại các khu đô thị mới, do công tác quy hoạch.

Đơn cử như đường Lê Văn Lương - Hà Nội, 2km đường phải gánh 40 tòa cao ốc; đường Nguyễn Hữu Cảnh - TP.HCM chưa đến 3km phải gánh 17 tòa nhà chung cư. Xin hỏi Bộ trưởng trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này ở đâu? Bài học gì cần rút ra trong công tác quản lý phát triển quy hoạch, phát triển đô thị trong tương lai?”

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: Trong thời gian qua, tại các thành phố lớn đặc biệt là hai TP. Hà Nội và TP.HCM, do sự gia tăng dân số cơ học lớn (từ 2 - 4%/năm) các địa phương có nhu cầu phát triển các khu đô thị, khu chung cư cao tầng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên tại một số khu vực, việc kiểm soát xây dựng nhà cao tầng (trong đó có chung cư) còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc (nhất là vi phạm về khu vực hạn chế phát triển nhà cao tầng, chỉ tiêu dân số của khu vực).

Xem chi tiết tại đây

Số lượng doanh nghiệp mới tăng kỷ lục, có nên lạc quan?

Tại Diễn đàn Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định:

“Phát triển doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hiệu quả hoạt động, tạo công ăn việc làm và thịnh vượng trong mỗi nền kinh tế. Mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp lý. Các quy định thực sự có chất lượng, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp tham gia thị trường một cách công bằng. Như vậy, chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”.

Cũng tại diễn đàn, các chuyên gia nhận định, khả năng đổi mới sáng tạo, sự am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, khả năng đầu tư cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề liên quan an toàn mạng, yếu kém trong dịch vụ kho vận… đang là những thách thức trực diện đặt ra với các doanh nghiệp.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cho rằng, nền kinh tế số cũng tạo ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là thách thức về thị trường do nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây

Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Casino tại Việt Nam có còn hấp dẫn?

Sheldon Adelson, ông chủ Las Vegas Sands từng tham vọng làm casino tại Hà Nội và Tp.HCM từ năm 2012 nhưng đến nay đã không quay trở lại. Trong nước, một số doanh nghiệp lớn đã, đang có kế hoạch làm casino.

Đó là casino Hồ Tràm chính thức đi vào hoạt động năm 2013. Là Casino Corona Phú Quốc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc bắt đầu đón khách từ tháng 1/2019. Hay casino tại Vân Đồn cũng đang được cơ quan chức năng lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung nghị định 03 về kinh doanh casino để hướng tới việc cấp phép kinh doanh casino tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Và mới đây nhất là kế hoạch kinh doanh casino của Công ty TNHH KN Cam Ranh (một thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành) cũng đang cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ.

Casino tại Việt Nam, phải chăng không còn hấp dẫn với những "ông lớn" nước ngoài, nhưng lại đang là "miền đất hứa" với các doanh nghiệp Việt Nam?

Trả lời câu hỏi này, ông ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, cho biết: Thực ra đến giờ casino ở Việt Nam cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Lớn nhất là Hồ Tràm 4,2 tỷ USD (tổng vốn đầu tư của toàn dự án). Nhưng sau thay đổi chủ sở hữu giờ vẫn chưa giải quyết xong nên Hồ Tràm cũng chưa phải phát triển như kỳ vọng. Những casino khác cũng không ra tấm ra món gì cả.

Xem chi tiết tại đây

Căn hộ chung cư TNR “bốc hỏa” vì người dân đun bếp gas công nghiệp?

Cư dân chung cư TNR Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) chia sẻ, ngày 19/6/2019, đã xảy ra vụ cháy tại căn hộ S4. 1517, chủ căn hộ là anh Lê Trung L, chồng của chị Phan Thanh H - chủ siêu thị Seven Food có địa chỉ tại tòa R1.

Theo chia sẻ của anh Lê H. - cư dân chung cư TNR Goldmark City, sau khi nhận được tin báo của cư dân về vụ cháy xảy ra tại toà S4, ban đại diện cư dân đã có mặt kịp thời tại hiện trường để chứng kiến sự việc.

Nguyên nhân vụ cháy được cho là do 3 nhân viên của siêu thị Seven Food sử dụng bếp gas và bình gas công nghiệp đun nấu tại lô gia gây cháy lan sang 3 cục nóng điều hoà, bóng đèn và một số quần áo treo gần đó khiến khói đen bốc lên nghi ngút.

Do hoảng loạn và không muốn sự việc đun nấu tại căn hộ bị lộ nên nhân viên đã không bấm chuông báo cháy mà tự dập lửa. Vì khói bốc lên quá lớn nên lực lượng an ninh và kỹ thuật đã phát hiện và có mặt để cùng dập lửa. Tại thời điểm xảy ra cháy thì Ban đại diện cư dân và Ban quản lý toà nhà phát hiện các đầu báo cháy bị bịt kín dẫn đến hệ thống báo cháy toà nhà không hề phát hiện và báo động.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top