Aa

Nguy cơ "vỡ trận" thị trường Condotel tại Đà Nẵng?

Thứ Bảy, 22/07/2017 - 07:00

“Hiện tượng 'lướt sóng' đang xảy ra quá nhiều ở thị trường căn hộ trung bình – thấp”; Hơn 2.000 sổ đỏ tại KĐT Kim Văn - Kim Lũ được cấp trái quy định... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua,

“Hiện tượng 'lướt sóng' đang xảy ra quá nhiều ở thị trường căn hộ trung bình – thấp”

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhận định, thị trường BĐS Việt Nam hiện nay ghi nhận nhu cầu rất lớn của người dân ở các sản phẩm nhà giá rẻ, quy mô vừa và nhỏ. Tại các đô thị như Hà Nội, TP.HCM, nhu cầu của người dân với các căn nhà có giá dưới 1 tỷ đồng rất cao.

Thực tế diễn biến thị trường thời gian qua cũng cho thấy, phân khúc trung cấp, bình dân vẫn là phân khúc chủ đạo. Phân khúc đất nền cả Hà Nội và TP.HCM đều có sự tăng trưởng mạnh. Nếu Hà Nội đất nền phía Tây đang có sự tăng trưởng nhẹ thì tại TP.HCM các quận huyện vùng ven như Củ Chi, Cần Giờ cũng ghi nhận biến động tăng giá mạnh mẽ.

Trong khi đó, phân khúc cao cấp có tình trạng sụt giá, buộc phải cắt lỗ. Có nhiều trường hợp mua nhà 5 – 7 tỷ đồng/căn đã phải phải chấp nhận cắt lỗ 500 - 800 triệu đồng/căn. Những người cắt lỗ là những người mua để đầu cơ, khi cảm thấy sản phẩm thuộc phân khúc này không còn “béo bở”, cũng không còn “sức” để theo đuổi “cuộc chơi” hoặc họ phải vay lãi không trả nổi, thì tìm cách “nhả” để chọn phân khúc lướt sóng khác. Ví dụ chuyển hướng qua các căn hộ trung cấp chẳng hạn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường khách sạn cao cấp TP.HCM: Sôi động cùng hạ tầng

Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ lượng khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM, ttrường khách sạn tại thành phố này cũng vì thế mà có nhiều cơ hội phát triển. Theo thống kê, năm 2016 là năm đạt kỷ lục với 5,2 triệu khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá về tiềm năng du lịch của thành phố, có ý kiến cho rằng, ngoài các danh thắng, di tích lịch sử, trung tâm vui chơi giải trí... hạ tầng giao thông cũng là điểm nhấn của TP.HCM. Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020 đang nhắm đến mục tiêu xây dựng 2.000 km đường cao tốc, bao gồm cả đường cao tốc Bắc - Nam nối từ TP.HCM và Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng ba năm. Hơn nữa, việc xây dựng nhiều cầu vượt trong nội đô TP.HCM sẽ tiếp tục thúc đẩy lượng xe lưu thông trên đường.

Xem thông tin chi  tiết tại đây

Nguy cơ "vỡ trận" thị trường Condotel tại Đà Nẵng?

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 20,14%/năm, trong đó khách nội địa tăng 18,6%; từ 1,7 triệu lượt khách năm 2010 tăng lên 4,6 triệu lượt khách năm 2015, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2015 ước đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 28,7%. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 30,6%/năm.

Du lịch tăng trưởng cao khiến thị trường đầu tư vào các dự án bất động sản du lịch tại Đà Nẵng cũng diễn ra rầm rộ suốt nhiều năm qua. Cũng theo Sở Du lịch Đà Nẵng, đến nay thành phố có 83 dự án du lịch, dịch vụ đã và đang triển khai đầu tư với tổng vốn hơn 7,3 tỷ USD (153.300 tỷ đồng), trong đó 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,28 tỷ USD (26.800 tỷ đồng) và 63 dự án trong nước với tổng vốn 6,02 tỷ USD (126.420 tỷ đồng).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hơn 2.000 sổ đỏ tại KĐT Kim Văn - Kim Lũ được cấp trái quy định

Dự án KĐT Kim Văn - Kim Lũ được xây dựng tại phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội), có quy mô khoảng 26ha. Năm 2010, KĐT này được TP. Hà Nội cấp phép cho Công ty CP Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) làm chủ đầu tư, với mục tiêu xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và các công trình nhà ở.

Tuy nhiên, sau khi được cấp phép, Vinaconex 2 đã chia dự án thành 2 giai đoạn thực hiện, trong đó lô CT2 có diện tích khoảng 28.373m2, Vinaconex 2 làm chủ đầu tư diện tích đất 14.584m2. Phần còn lại 13.802m2 Vinaconex 2 đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (thuộc Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án BT đường Lê Đức Thọ kéo dài của Tasco "dính" hàng loạt sai phạm

Liên quan đến việc thực hiện dự án này, ngày 19/7, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn TP. Hà Nội; trong đó nêu ra hàng loạt sai phạm tại dự án BT đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương (hay còn gọi là Lê Đức Thọ kéo dài) do Tasco thực hiện.

Theo đó, trong quá trình kiểm tra việc thực hiện dự án, Thanh tra Chính phủ phát hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng làm tăng giá trị hợp đồng BT gần 20 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top