Aa

Nhiều công trình nhà cao tầng ở Việt Nam không đảm bảo về trị số cách nhiệt

Thứ Năm, 16/03/2017 - 14:01

Đó là nhận định của TS. Vũ Hải Nam, Viện Vật liệu Xây dựng tại Hội thảo “Vật liệu xây không nung – Vật liệu xanh cho công trình xanh” diễn ra vào ngày 15/3 tại Hà Nội.

Theo TS. Vũ Hải Nam, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp xây dựng không ngừng phát triển, đòi hỏi phải sử dụng những giải pháp kết cấu hợp lý kết hợp với sử dụng những loại vật liệu mới có khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng.

Đặc biệt, sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) đang được quan tâm, trong đó Chính phủ đã ra Quyết định 567/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020. Trong đó, gạch nhẹ và các sản phẩm vật liệu không nung được khuyến khích sản xuất và ứng dụng trong các công trình xây dựng.

Ông Nam cho biết, theo Quy chuẩn Quốc gia tháng 09:2013, các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, yêu cầu khi thiết kế bao che không những thỏa mãn yêu cầu về nhiệt trở của kết cấu mà còn phải thỏa mãn giá trị truyền nhiệt tổng.

Tuy nhiên, nếu theo quy chuẩn này, thì hiện nay nhiều công trình nhà cao tầng ở nước ta không đảm bảo về trị số cách nhiệt cũng như trị số truyền nhiệt tổng.

Do đó, theo TS. Vũ Hải Nam, việc nghiên cứu, mở rộng ứng dụng của bê tông bọt trong công trình xây dựng là điều hết sức cần thiết bởi với những đặc tính ưu việt nổi bật, bê tông bọt siêu nhẹ thích hợp dùng để xây dựng nhà một hay nhiều tầng, bên cạnh đó với tính cách âm cách nhiệt cao phù hợp xây dựng các công trình như bệnh viện, trường học, khách sạn ... 

Bên cạnh đó, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có kết cấu bê tông với hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ thống lỗ tổ ong kín với kích thước siêu nhỏ, ngăn sự thẩm thấu của nước. Do đó, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có đặc tính chống thấm rất cao, thường được sử dụng trong thi công bể bơi, bể chứa, sàn/mái chống thấm.

Dù sở hữu khá nhiều tính năng ưu việt và cũng có mặt ở Việt Nam đã lâu, xong bê tông bọt vẫn chưa có nhiều ứng dụng trong công trình xây dựng.

Dù sở hữu khá nhiều tính năng ưu việt và cũng có mặt ở Việt Nam đã lâu, xong bê tông bọt vẫn chưa có nhiều ứng dụng trong công trình xây dựng.

Với trọng lượng nhẹ hơn gạch đỏ truyền thống và bê tông thông thường, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có khả năng kháng lại sức tàn phá của động đất và giảm tối đa tỉ lệ thương vong cho con người và thiệt hại về tài sản.

Theo tìm hiểu được biết, với những công trình có điều kiện thi công dễ dàng và thuận lợi như nhà ở, có thể dùng phương pháp thi công trực tiếp khi sử dụng bê tông bọt siêu nhẹ. Còn với những công trình với điều kiện về địa hình và hoàn cảnh thi công khó khăn hơn có thể dùng biện pháp thi công dùng các tấm bê tông đúc sẵn.

Để cải tạo hay làm mới toàn bộ phần nền nhà thì gạch bê tông siêu nhẹ là một lựa chọn lý tưởng với đặc tính thi công nhanh và có thể vận chuyển dễ dàng vào những khu vực điều kiện vận chuyển các loại vật liệu thông thường không thuận tiện và khó khăn trong công tác thi công.

Ngoài ra, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có thể dùng thay thế các loại gạch đỏ dùng xây dựng tường nhà thông thường. Với đặc tính là một loại gạch siêu nhẹ nên khi sử dụng loại gạch này vào làm tường cho công trình sẽ giúp giảm tương đối trọng lượng của tường và trọng lượng toàn bộ công trình tác động lên móng nhà, cùng với đó sẽ là giảm được chi phí đầu tư xây dựng cho toàn bộ công trình…

Dù sở hữu khá nhiều tính năng ưu việt và cũng có mặt ở Việt Nam đã lâu, xong bê tông bọt vẫn chưa có nhiều ứng dụng trong công trình xây dựng, một trong các nguyên nhân có thể kể đến là chưa có nhiều nghiên cứu về các dạng sản phẩm khác nhau của bê tông bọt.

TS. Vũ Hải Nam cho biết: “Tấm tường bê tông bọt đúc sẵn được chế tạo từ bê tông bọt D1000 có cường độ nén tuổi 28 ngày đạt 7,1 MPa sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng, phụ gia siêu dẻo, sợi PVA có khả năng chịu tải trọng bản thân và tác dụng của ngoại lực tác dụng. Tấm tường lắp ghép từ các tấm bê tông bọt đúc sẵn có khả năng chịu tải trọng phân bố đều quy bằng 1850 N/m2 với độ võng lớn nhất”.

Ông Nam cho biết thêm, muốn chế tạo các tấm đúc sẵn từ bê tông bọt cần nâng cao chất lượng bê tông bọt chủ yếu nhằm tăng cường khả năng chịu lực. Qua nghiên cứu cho thấy, tấm tường đúc sẵn sử dụng bê tông bọt D100 tính năng cao (sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng, sợi PVA, phụ gia siêu dẻo) có khả năng chịu tải trọng bản thân và tác dụng của ngoại lực.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, kết quả một số nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm trên một loại bê tông bọt cụ thể cho thấy khối lượng thể tích, độ ẩm giảm dần theo thời gian; Cường độ nén của mẫu khô, mẫu bão hòa, cường độ kéo khi bửa tăng dần theo thời gian, tương đối ổn định sau 5 ngày… 

Do đó, để có thể áp dụng rộng rãi bê tông bọt trong xây dựng cần được tạo điều kiện để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể trên quy mô công trình thực tế để nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện công nghệ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top