Aa

Những cú “bắt tay” của doanh nghiệp đang giúp thị trường địa ốc tốt lên?

Thứ Hai, 16/07/2018 - 14:00

Những cú “bắt tay” của doanh nghiệp đang giúp thị trường địa ốc tốt lên?; 5 yếu tố tác động đến cục diện thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2018; GDP kinh doanh bất động sản tăng đột biến: Đi tìm yếu tố giúp đảo ngược tình thế... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

5 yếu tố tác động đến cục diện thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2018

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị góp vốn FDI của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ trọng của nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 5,54 tỷ USD, chiếm 27,2% tổng lượng FDI đầu tư vào Việt Nam.

Đánh giá của giới chuyên gia cho rằng, nguồn vốn FDI tăng thể hiện sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam. Thông qua các hợp tác liên kết, thị trường bất động sản Việt Nam dự đoán sẽ tiếp đón nguồn cung dồi dào hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần phải đánh giá thận trọng chất lượng và cách quản lý nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

GDP kinh doanh bất động sản tăng đột biến: Đi tìm yếu tố giúp đảo ngược tình thế

6 tháng đầu năm 2018, GDP cả nước đạt 7,08% cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Trong đó, kinh doanh bất động sản là một trong những nhóm ngành có sức bật mạnh, đứng thứ 2 trong khu vực dịch vụ sau bán buôn bán lẻ và đạt tăng trưởng 4,12% trong quý II/2018, cao nhất 6 năm.

Thế nhưng, báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường lại cho thấy các thông số khác hẳn. Đơn cử, theo CBRE, dù là một trong những thị trường sôi động nhất nhưng số lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM trong quý II/2018 chỉ đạt 6.109 căn hộ, giảm 36% theo năm, số căn hộ giao dịch thành công là 6.947 căn, giảm 25% theo quý và 29% theo năm.

"Số lượng căn hộ giao dịch thành công quý II đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm do quy định siết tín dụng với bất động sản và dư âm của vụ cháy chung cư hồi tháng 3. Thị trường bất động sản trong quý II chỉ ghi nhận cơn sốt đất ngắn ở vùng ven và các khu vực dự kiến hình thành đặc khu", một đoán báo cáo của CBRE nêu rõ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những cú “bắt tay” của doanh nghiệp đang giúp thị trường địa ốc tốt lên?

Xu hướng bắt tay liên kết phát triển dự án bất động sản nổi lên mạnh mẽ từ năm 2014 khi thị trường khởi động chu kỳ phát triển trở lại sau 5 năm đóng băng. Trong đó, những nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính mạnh hợp tác với các DN có quỹ đất để phát triển dự án.

Hoạt động này tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2018, đặc biệt trước bối cảnh tín dụng bất động sản đang được siết chặt theo lộ trình thì lựa chọn đối tác để đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án đang được các DN tăng cường đẩy mạnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tâm lý đầu tư nhà ở cao cấp đã hạ nhiệt

Thị trường nhà ở tại TP.HCM quý II/2018 chứng kiến mảng căn hộ với lượng mở bán chính thức trong quý đạt 6.947 căn, giảm 18,89% theo quý và 49,1% theo năm. Trong khi đó, thị trường lại ghi nhận một lượng lớn, khoảng 6.000 căn hộ đang được giới thiệu trong quý.

Tại phần biệt thự, nhà phố, khảo sát của JLL cho thấy, nguồn cung mới đạt 1.550 căn và 73% trong đó là sản phẩm nhà phố. Đáng chú ý, 77% tổng nhà phố đang được giao dịch ở mức giá từ 350.000 đến 555.000 USD/căn.

Tại phân khúc nhà bình dân, lượng căn hộ bán đạt 7.374 căn, giảm 9,4%% theo năm. Diễn biến này là do nguồn cung mới khá hạn chế. Trong đó, 70% lượng bán đến từ phân khúc bình dân, tập trung ở quận 8, Bình Chánh với mức giá từ 1.000-1.200 USD/m2.

Tại thị trường sơ cấp, giá căn hộ tiếp tục tăng mỗi quý trên toàn thị trường. Trong đó, phân khúc bình dân ghi nhận mức tăng đáng kể nhất, khoảng 2,6%. Trong khi, biệt thự, nhà phố có giá bán tăng, tương ứng với nhu cầu mạnh mẽ đến từ cả mục đích mua để ở và đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM: Gần 650 khu đất công nằm ngoài “danh sách quy hoạch”

Theo HĐND TP.HCM, qua quá trình giám sát tại các địa phương đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất công. Cụ thể, có 650 khu đất công vẫn chưa được kê khai, bổ sung theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu HĐND TP.HCM cho biết, công tác kê khai, xử lý, sắp xếp nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước ở các địa phương, đơn vị chưa được chặt chẽ, còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc rất nhiều địa chỉ đất công bị lấn chiếm, tranh chấp.

Thống kê cho thấy, hiện nay, có 9 quận, huyện còn đất chưa kê khai bổ sung theo quy định là: Quận 2, Quận 9, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi với tổng số là 648 địa chỉ.

Ngoài ra, còn có nhiều địa chỉ nhà do Nhà nước quản lý bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê lại hoặc liên doanh liên kết không đúng thẩm quyền.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top