Aa

Ngày dọn ban thờ tốt nhất Tết Mậu Tuất 2018 và cách dọn ban thờ theo phong tục truyền thống

Thứ Bảy, 10/02/2018 - 07:24

Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng nhất trong năm của người Việt, không chỉ là lễ hội vui chơi mà còn mang nhiều màu sắc tâm linh để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Vì thế mà lau dọn ban thờ cuối năm là một trong những bước chuẩn bị không thể thiếu, nhiều gia đình muốn nhân cơ hội này thay luôn ban thờ mới hoặc bày biện lại đồ cúng lễ trên ban.

Lau dọn ban thờ cuối năm là thể hiện sự thành kính chân tâm của con cháu đối với ông bà tổ tiên, không chỉ trong tâm tưởng mà còn thông qua cách thể hiện lễ nghi quy củ, bài bản. Việc chăm lo cho góc lễ nghi của gia đình trong ngày Tết cũng cho thấy sự tiếp nối, gìn giữ truyền thống văn hóa từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết là một trong những công việc quan trọng nhất vào dịp cuối năm. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với bậc bề trên mà còn ảnh hưởng đến phong thủy của gia chủ. 

1. Ngày dọn bàn thờ tốt nhất Tết Mậu Tuất 2018

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM), trong tháng Chạp năm nay, có 3 ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ.

24 tháng Chạp (tức ngày 9/2/2018)

Đây là ngày Nhâm Thân, tháng Quý Sửu. Đây là một trong những ngày tốt nhất trong tháng. Nếu muốn năm mới vạn sự như ý, làm ăn phát đạt thì nên dọn bàn thờ vào ngày này.

Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9 -11 giờ), Mùi (13 – 15 giờ).

Những người tuổi Dần thì hạn chế dọn dẹp vào ngày này.

9 tháng Chạp (14/2/2018)

Đây là ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).

Người tuổi Mùi thì không nên lau dọn bàn thờ vào ngày 29 tháng Chạp.

30 tháng Chạp (15/2/2018)

Đây là ngày Hoàng đạo cuối cùng trong năm Đinh Dậu. Do vậy, gia chủ nên tranh thủ dọn dẹp bàn thờ để gia tăng vượng khí cho ngôi nhà. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ).

Trong ngày này, người tuổi Thân nên hạn chế lau dọn.

2. Cách dọn ban thờ theo phong tục truyền thống

Thay ban thờ mới

Thay ban thờ mới

Thay ban thờ mới

Ban thờ dùng đã lâu nên cũ hỏng thì cần thay mới, nhân dịp cuối năm để tiến hành là hợp lý và tiện lợi. Đây là việc rất quan trọng nên không thể tiến hành tùy tiện mà phải chọn ngày lành tháng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ, sắm đầy đủ vật phẩm và làm lễ cúng xin phép tổ tiên.

Lễ đổi ban thờ tuy không cần biện lễ quá lớn nhưng tuyệt đối không thể làm vào ngày xấu giờ xấu, sẽ mang tới những ảnh hưởng không tốt tới phương diện tâm linh. Và tuyệt đối không được tự ý đổi mà không báo cáo với tổ tiên, chỉ sau khi làm lễ theo trình tự mới được chuyển đồ cũ đi và thay đồ mới vào.

Lễ thay ban thờ cũ không quá phức tạp, chỉ cần biện hoa quả đèn nhang đơn giản, nhà nào thận trọng hơn thì làm một mâm cơm gồm các món truyền thống như gà luộc, nem, xào, canh, xôi, giò. Lễ bày lên ban thờ cũ, khấn và báo cho gia tiên biết việc dọn ban cũ chuyển ban mới, xin phép các cụ cho thực hiện.

Sau đó có thể bắt tay vào dọn dẹp những đồ ở ban cũ, thay ban mới và đặt đồ mới lên. Nếu đổi bát hương thì rút vài chân hương từ bát hương cũ chuyển sang bát hương mới, nếu không đổi thì lau chùi sạch bát cũ rồi chuyển qua. Tro hương cũ không đổ bừa mà nên thả trôi sông hoặc hòa với nước rồi bón cho cây để không bị tán tài.

Những đồ thờ cũ không nên vứt tùy tiện mà phải phân loại cẩn thận, những thứ có thể đốt thì hóa thành tro còn những thứ không hóa được thì dở bỏ, bọc vào túi rồi vứt ở nơi thanh tịnh.

Nên nhớ, dù đã bỏ đi nhưng không được đập phá đồ thờ mà phải dỡ ra nhẹ nhàng, vứt gọn gàng, nếu có thể thanh lý hoặc sử dụng vào mục đích khác thì càng tốt.

Với tượng Phật, tượng thần linh khi xuống cấp, muốn bỏ cũ thay mới thì mang lên chùa xử lý chứ không nên vứt bỏ linh tinh.

Đồ cũ dọn gọn, trình báo tổ tiên thần linh rồi thì có thể bày biện đồ mới lên và tiến hành các thủ tục cúng khấn như bình thường.

Lau dọn ban thờ cũ

Có những gia đình chỉ dọn ban thờ đón Tết chứ không cần thay ban mới thì công việc đơn giản hơn nhiều. Nguyên tắc lau dọn là từ trên xuống dưới, tiến hành từ nơi cao nhất của ban xuống nơi thấp hơn.

Dùng chổi, khăn lông mới và nước sạch để dọn dẹp, nếu có thể chuẩn bị nước thơm (nước nấu cùng với quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng thì càng tốt.

Có thể hạn chế được việc di chuyển bài vị, ảnh thờ, bát hương, đồ thờ là tốt nhất. Nếu nhất định phải chuyển thì trải giấy đỏ lên một nơi cao và bằng phẳng, chuyển bài vị, ảnh thờ và bát hương xuống, lưu ý là nếu nhà thờ Phật, thờ thần linh và thờ tổ tiên thì bài vị, bát hương phải để riêng, không được lẫn lộn. Lau sạch các đồ thờ, quét dọn ban thờ rồi di chuyển các đồ vật về vị trí cũ.

Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp, ban thờ ngày Tết đã chuẩn bị sẵn sàng thì gia chủ nên thắp hương sám hối, báo cáo việc lau chùi ban đã xong để ông bà tổ tiên được biết.

3. Những lưu ý khi dọn bàn thờ đón Tết

Những lưu ý khi dọn bàn thờ đón Tết

Những lưu ý khi dọn bàn thờ đón Tết

Nên dọn ban thờ gia tiên vào thời điểm nào?

Thông thường, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) – thời điểm tiễn Táo Quân lên trời là mọi người bắt đầu thu xếp thời gian dọn dẹp, bày biện bàn thờ. Tất nhiên việc này kéo dài tới trước giao thừa là mọi việc phải hoàn tất.

Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên, việc đầu tiên cần làm đó là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên, thần linh biết về việc thu dọn bàn thờ.

Đồng thời, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn chải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.

Dùng nước ấm lau rửa bàn thờ

Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương… đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Nếu có bài vị của thần Phật thì cần lau trước khi lau bài vị tổ tiên bởi theo quan niệm dân gian, lau bài vị tổ tiên trước là mạo phạm với thần Phật.

Nên lau bài vị trước khi dọn bát hương. Tránh việc rút chân hương và đổ hết tro ra ngoài, nên dùng thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi rửa sạch bát hương. Khi bát hương khô ráo, cần đốt 7 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương thần Phật và 3 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương tổ tiên.

Những việc nên tránh khi lau dọn bàn thờ

Tránh không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên ban thờ là vật linh thiêng, trang trọng nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi dọn dẹp bàn thờ.

Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển.

Bát hương cuối năm sẽ đầy chân hương cần bỏ bớt để có chỗ cắm hương mới. Lúc này, bạn nên rút chân hương ra khỏi bát để lại 5 chân hương cũ. Chân hương cũng cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ, tránh nơi uế tạp.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top