Aa

Những điều cần biết khi vay mua ô tô qua ngân hàng

Thứ Hai, 25/09/2017 - 14:34

Trong sự phát triển của đời sống xã hội hiện nay, việc sở hữu ô tô là xu thế tất yếu. Nắm bắt được xu thế đó, cùng với chính sách kích cầu của chính phủ, các ngân hàng có nhiều hình thức vay và gói lãi suất rất đa dạng như sau:

1. Lãi vay cố định.

Với các tính lãi suất này, các ngân hàng sẽ đưa mức lãi cố định trong suốt thời gian vay, thường giao động trong mức từ 11%-13%/ năm. Ví dụ khách hàng, vay 500 triệu trong thời gian là 72 tháng với mức lãi suất là 12%/năm thì số tiền phải trả rơi vào tháng đầu tiên (bao gồm tiền gốc và lãi) là gần 12 triệu đồng, các tháng còn lại sẽ giảm dần theo dư nợ. Với hình thức tính lãi như vầy, người tiêu dùng sẽ phần nào tránh được rủi ro biến động lãi suất của thị trường về sau, nhưng sẽ phải chịu phần chi phí nợ tháng đầu tiên tương đối nhiều hơn và tính về tổng số tiền lãi phải trả có thể sẽ lớn hơn cách tính thứ 2.

Những điều cần biết khi vay mua ô tô qua ngân hàngNguồn ảnh: Internet

2. Lãi vay linh hoạt

Đây là hình thức mà người mua xe thường lựa chọn nhiều nhất khi sử dụng gói vay của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ cung cấp các gói vay có mức lãi suất rất ưu đãi từ 7-8%/năm trong thời gian đầu (thường là 6 tháng hoặc 12 tháng) sau đó sẽ tính theo mức biến động của thị trường với công thức lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 3,5%-4%/năm. Cụ thể, cũng với số tiền 500 triệu và thời gian vay cũng là 72 tháng nhưng với mưc lãi suất là 7,49%/năm áp dụng 12 tháng đầu, thì với lần trả đầu tiên chỉ là hơn 10 triệu đồng/tháng. Hết thời gian cam kết, thì lãi suất sẽ biến động theo thị trường nhưng lúc này khách hàng đã ít phần lãi hơn chút do đã thanh toán trước được một phần tiền gốc.

Tuỳ vào các chính sách của của ngân hàng mà thời gian cam kết lãi suất lâu hơn (từ 24 đến 36 tháng) và lãi suất cũng sẽ cao hơn (từ 8%-8.5%).

Những điều cần biết khi vay mua ô tô qua ngân hàng

Nguồn ảnh: internet

Đa phần các ngân hàng đều hỗ trợ số tiền vay từ 50%-70% giá trị của ô tô, phần tiền còn lại bao gồm các chi phí thuế trước bạ, bảo hiểm,… người vay phải chuẩn bị. Tuy nhiên, có số ít ngân hàng với chính sách hỗ trợ số tiền vay tính trên tổng chi phí để “lăn bánh” xe.

Đối với người vay mà tài sản thế chấp bằng chính phương tiện đó thì thời gian vay tối đa không dài thường không quá 84 tháng (cá biệt thì lên đến 96 tháng), tuy nhiên nếu thế chấp bằng tài sản có giá trị khác (thường là BĐS) thì thời gian có thể lâu hơn, lãi suất cũng có thể tốt hơn nhưng tổng số tiền lãi phải sẽ cao hơn.

Những đều cần lưu ý khi lựa chọn các gói vay của ngân hàng đưa ra đa phần xoay quanh lãi suất, thời gian vay, số tiền vay tối đa. Tuy nhiên, người vay thường hay bỏ quên hoặc xem nhẹ điều khoản tất toán số tiền vay trước thời hạn, đây là điều khoản ràng buộc của ngân hàng dành cho người vay nếu họ muốn kết thúc hợp đồng vay trước thời hạn đã cam kết. Phần phí thường được các ngân hàng đưa ra là từ 1-3% tương ứng với thời gian khách hàng tất toán, người vay trả tiền sớm sẽ chịu phí sẽ cao. Khi quá nữa thời gian vay, ngân hàng sẽ không thu phần phí đó. Đây cũng sẽ là một phần phí kha khá, nên cần phải cân nhắc khi đồng ý vay.

Xe hơi là một phương tiện giao thông hiện đại, an toàn và rất phổ biến hiện này nhưng cũng là một tài sản lớn. Nếu bạn là một người với tài chính dư dã thì việc sở hữu chiếc xe mà không cần hỗ trợ phía ngân hàng thì không có gì để bàn. Nhưng nếu hầu bao có giới hạn, nhưng vẫn muốn sở hữu  phương tiện hiện đại này thì nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định xuống tay “tậu” em nó về.

Làm hồ sơ và thủ tục vay mua xe

Đây là những thủ tục bạn phải nắm rõ ràng để chuẩn bị giấy tờ và sắp xếp thời gian hoàn thành hồ sơ vay cho ngân hàng. Thủ tục hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin vay vốn (theo mẫu của ngân hàng cung cấp).
  • Hộ khẩu, CMND (bản photo).
  • Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập của bạn: Hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm, bảng lương…

(Theo Reatimes)

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top