Aa

Những lưu ý không thể bỏ qua trong "tháng củ mật" nếu không muốn "sạch bách cửa nhà"

Thứ Sáu, 20/01/2017 - 22:02

Tại sao lại gọi tháng Chạp là "tháng củ mật"? Tại sao tháng củ mật cuối năm luôn là tháng phải cảnh giác với mọi người nếu không muốn mất cắp mất trộm?

Nguồn gốc "tháng củ mật"

Đã thành lệ truyền đời từ xưa, cứ đến tháng gần Tết (tức tháng Chạp), người ta lại bảo nhau: “Tháng này là "tháng củ mật", phải cẩn thận!”. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, vào tháng giáp Tết, rất hay xảy ra trộm cắp, nên lúc nào cũng cần phải xem xét, giữ gìn đồ đạc vật dụng cho cẩn thận. Tuy nhiên nhiều người vẫn không thực sự hiểu "tháng củ mật" là gì?

Củ mật thực chất là từ Hán Việt, trong đó "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận.

"Tháng củ mật" phải đề phòng trộm cắp.

Tại sao lại gọi tháng Chạp là "tháng củ mật"?

Tháng Chạp thời tiết hanh khô dễ xảy ra cháy nổ trong khi đun nấu, chất lửa sưởi ấm... Tháng Chạp lại là tháng giáp Tết, ai cũng bận bù đầu, phải đi lại thường xuyên, thức khuya dậy sớm... nên thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, và đặc biệt là cực kỳ buồn ngủ. Thời điểm này, chỉ cần xong được việc là nhiều người sẵn sàng buông hết tất cả để ngủ ngon lành, thậm chí đôi khi còn quên khóa cổng, khóa cửa, thu dọn đồ đạc... 

Và trong tình cảnh "phường đạo tặc" cũng hoạt động hết công suất để có một cái Tết no ấm thì chuyện mất trộm là hoàn toàn dễ hiểu.

Thêm nữa, nhu cầu mua sắm, hội họp bạn bè ngày giáp Tết tăng, thường xuyên mang nhiều tiền trong người. Vì vậy, nếu lơ là một chút sẽ tạo cơ hội “ngàn vàng” cho đạo chích lộng hành, việc mất tiền, mất của rất dễ xảy ra. Thêm nữa, ngay cả đạo chích tháng này cũng hoạt động “hết công suất” để có một cái Tết no ấm, đầy đủ nên việc mất trộm sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Tháng Chạp cũng là tháng mua sắm, tiệc tùng.

Tháng Chạp cũng là tháng mua sắm, tiệc tùng.

Ngày xưa, đến tháng này, quan lại các cấp thường hay nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng củi lửa, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để ngăn ngừa đạo chích. 

Bên cạnh đó, "tháng củ mật" cũng là tháng nhiều người quan niệm rằng hay gặp xui xẻo, hay bị "tai bay vạ gió". Cũng không đến nỗi khó hiểu khi đây là thời điểm tiệc tùng gia tăng, các thanh niên "nhậu hết mình" rồi lái xe có thể gặp họa. 

Tháng Chạp cũng là tháng có rất nhiều việc các gia chủ phải làm để chuẩn bị đón chào năm mới tốt lành. Trong đó có việc dọn bàn thờ, tỉa chân hương (nhang) để tốt hơn cho phong thủy mọi nhà. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top