Aa

P2P và đường vòng của tiền

Thứ Tư, 10/04/2019 - 13:51

Sàn kết nối tài chính đã đứng ra cho vay sáu chục nghìn tỷ đồng, thậm chí vượt xa số vốn huy động của nhiều ngân hàng...

Sàn kết nối tài chính đang trở thành loại hình kinh doanh “hot” trên thị trường bởi đặc tính siêu lợi nhuận và đậm chất công nghệ hiện đại. Nhưng khi trao đổi với Reatimes về P2P – cho vay ngang hàng, nhiều chuyên gia và luật sư hoạt động lâu năm trong ngành tài chính như được cởi lòng nhiều trăn trở. Họ đặt ra hàng loạt câu hỏi. 

Các sàn hoạt động theo cơ sở pháp lý nào? Sàn làm nhiệm vụ môi giới tài chính là hay chính là đầu mối trực tiếp thu chi? Không phải tổ chức huy động vốn thì họ lấy đâu nguồn vốn ngang nhân hàng? Rủi ro đối với hệ thống tài chính nếu như loại hình kinh doanh này không được giám sát, hệ lụy với xã hội như thế nào, lãi suất thực ra sao?... là những câu hỏi mà nhiều người 

Trước khi bàn đến diễn biến của P2P tại Việt Nam, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, trước hết hãy nhìn lại bài học đắt giá của Trung Quốc. Do thiếu kiểm soát của Chính phủ, các công ty P2P tại Trung Quốc ngày càng hoạt động biến tướng với hình thức huy động vốn bất hợp pháp hoặc theo mô hình đầu tư đa cấp.

Cho vay ngang hàng bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc vào năm 2011 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Tại Trung Quốc, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vốn nhỏ rất khó tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng nên đã tìm đến kênh cho vay này.

Kết quả là, cho vay ngang hàng tại Trung Quốc thu hút tới 50 triệu người tham gia đầu tư với mức lãi suất từ 10%/năm trở lên, cao hơn gấp đôi mức lãi suất của ngân hàng. Tính đến tháng 6/2018, thị trường cho vay ngang hàng của Trung Quốc có giá trị gần 218 tỷ USD.

Nhưng nhanh chóng, hàng loạt công ty P2P phá sản, chủ các công ty này ôm tiền chạy trốn. Theo một số thống kê, chỉ trong vòng 2 tháng kể từ tháng 6/2018, hơn 400 công ty P2P đã dừng hoạt động và các nhà đầu tư không thể đòi lại tiền. Việc này đã trở thành vấn nạn xã hội khi nhiều nhà đầu tư đình công, biểu tình yêu cầu Chính phủ Trung Quốc phải có biện pháp bảo vệ quyền lợi của họ.

Trung Quốc đã có cách tiếp cận sai đối với hoạt động này, coi cho vay ngang hàng là "hệ thống trao đổi thông tin khoản vay". Cách hiểu này đã khiến các quy định của Trung Quốc rất lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho các vi phạm và biến tượng dẫn đến hệ lụy đã xảy ra.

Sự vòng vo của dòng tiền tại các các công ty P2P vẫn là dấu hỏi

Sự vòng vo của dòng tiền tại các các công ty P2P vẫn là dấu hỏi

Khi P2P bắt đầu được thắt chặt tại Trung Quốc thì làn sóng này lại nổi lên mạnh mẽ tại Việt Nam. Nếu tìm hiểu kỹ, trong số những P2P đang hoạt động tại Việt Nam, có nhiều đơn vị đến từ Trung Quốc.

Cũng dễ hiểu, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng nên P2P đã đến Việt Nam nhanh chóng và được thị trường hấp thụ. Tuy nhiên, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng P2P đã thất bại ở Trung Quốc nhưng đến Việt Nam P2P vẫn chưa quản lý được.

Một ví dụ điển hình như sàn cho kết nối tài chính đến Việt Nam sớm nhất và có quy mô lớn nhất là Tima.vn. Theo quảng cáo trên website của công ty, sau 3 năm hệ thống Tima đã thu hút hơn 3.050.602 người vay và 34.770 người cho vay với tổng tiền giải ngân lên hơn 62.032 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,65 tỷ USD.

Dễ nhận thấy nhu cầu cho vay và vay nợ rất lớn, chưa kể nhiều người còn cho rằng, hình thức này giảm chi phí cho người tiêu nhờ các hỗ trợ từ công nghệ. Đó là trên lý thuyết, còn thực tế khi sàn cộng thuế phí bảo hiểm tiền vay thành mức lãi suất hàng trăm %. Đồng nghĩa với việc tiền đi từ người có nhu cầu cho vay sang người vay bị hao đi một nửa. Phí này để "bảo kê" rằng, sàn vừa thu tiền hộ vừa cho vay và lưu giữ số liệu của hai bên cho vay và đi vay.

Tuy nhiên, câu hỏi ngược lại là khi có 5.000 đơn vay các hình thức khác nhau mỗi ngày thì Tima lấy đâu ra hàng nghìn nhân viên để thực hiện việc này? Khi khách hàng vay tiền có ý định hỏi về thông tin bên cho vay, nhân viên của Tima không cung cấp hoặc không biết. Khả năng không ngoại trừ việc đơn vị này tạo sàn để đem tiền từ cánh tay phải sang cánh tay trái, chứ không phải làm nhiệm vụ kết nối.

Đem khúc mắc này trao đổi với một luật sư chuyên về tài chính, vị này cho rằng, cần phải quản lý chặt mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng bởi nhiều lý do. Trong đó, nếu không quản lý và kiểm soát được dòng tiền thì sẽ gây hệ lụy cho cả hệ thống tài chính khi chẳng may dòng tiền này chảy từ ngân hàng. Bởi bản chất của hợp đồng vay dạng này đã tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng lo ngại về tính minh bạch của nguồn tiền tại các sàn tài chính như Tima. Nguồn tiền cũng chưa xác định được là chính xác bao nhiêu, có thực tế đã giải ngân hay không. Và cũng có thể các sàn huy động vốn ngân hàng rồi cho người dân vay qua sàn.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại khẳng định, P2P đang hoạt động khá lạ. “P2P chính là cho vay và huy động vốn chứ không phải là đơn vị kết nối như Uber hay Grab. Với đặc điểm như thế thì các đơn vị P2P đang hoạt động sai luật vì họ không được phép huy động và càng không được phép cho vay khi chưa đăng ký.

Vì bản chất P2P không phải là công ty tài chính được cấp phép cho vay hay dạng cá nhân cho vay cá nhân với nhau. Đáng lẽ nó là dạng ứng dụng công nghệ chắp nội thông tin, nhưng đã bị biến tướng”.

Chuyên gia cũng cho rằng, chắc chắn vốn của các sàn có nhiều nguồn: dân, doanh nghiệp, ngân hàng. Có khả năng có nhóm tín dụng đen có thể lợi dụng để làm P2P nhưng khó kiểm soát,

Quay lại câu chuyện của Trung Quốc, liên quan đến dòng tiền, trước cuộc đổ vỡ, Chính phủ Trung Quốc đã bổ sung 10 biện pháp tăng cường kiểm soát như cấm mở thêm các website cho vay trực tuyến, yêu cầu các công ty P2P còn hoạt động phải dỡ bỏ các rào cản đối với việc khách hàng khiếu nại, tăng cường hình phạt đối với các công ty P2P có hành vi lừa đảo; thiết lập chương trình bồi thường cho nhà đầu tư khi các công ty P2P phá sản…

Còn đối với Việt Nam, kiểm soát dòng tiền không phải là vấn đề dễ. Bởi vậy một trong những biện pháp đó là ngay bây giờ phải xem lại hành lang pháp lý. Theo các luật sư, bản chất sàn cũng không có chức năng gì để bảo lãnh và sàn cũng đang hoạt động sai luật vì không được cấp phép cho vay, thu tiền và cầm tiền.

Nếu hoạt động tư vấn tài chính và chưa được NHNN cấp phép hoạt động huy động vốn và cho vay, các công ty cho vay ngang hàng không được phép huy động và cho vay rộng rãi như các ngân hàng.

Nếu các công ty này là doanh nghiệp bình thường, không chịu sự điều chỉnh của NHNN, thực hiện tư vấn huy động vốn và cho vay dưới góc độ quan hệ dân sự, được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng không đúng, vì hoạt động vay vốn của người dân và các công ty này không bình thường.

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top