Aa

Phường Yên Hòa ra "tối hậu thư" cho chủ đầu tư Home City

Thứ Hai, 27/03/2017 - 22:01

Tranh chấp tại Home City: Phường Yên Hòa ra "tối hậu thư" cho chủ đầu tư; Chung cư mới bàn giao: Vừa háo hức đã bức xúc; Những "gã nhà giàu" mới nổi của thị trường địa ốc; Không để thất thoát “đất vàng”; GS. Đặng Hùng Võ: Quy hoạch sử dụng đất không tích hợp sẽ “nát” ... là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Không để thất thoát “đất vàng”

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định mới về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59/2011, Nghị định số 189/2013 và Nghị định số 116/2015). Trong đó, nội dung được chú ý là “Xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN cổ phần hóa; xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa được tăng cường bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước”.

TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng chuyện đấu giá đất đai của DNNN có nhiều vấn đề phải bàn tính. Thực tế, tài sản của DNNN chưa cổ phần hóa phần lớn là đất. Nếu không có tài sản này thì sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, đất này nếu để mãi ở DNNN mà không cổ phần hóa thì vẫn không thể là “đất vàng”.

Khu “đất vàng” số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM (trụ sở cũ của Công ty XSKT TP HCM) mới được bán đấu giá đến 1.430 tỉ đồng so với giá khởi điểm là 558 tỉ đồng Ảnh: Tấn Thạnh.

Khu “đất vàng” số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM (trụ sở cũ của Công ty XSKT TP HCM) mới được bán đấu giá đến 1.430 tỉ đồng so với giá khởi điểm là 558 tỉ đồng Ảnh: Tấn Thạnh.

Nó chỉ thành “đất vàng” khi có tiền của các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào. Chưa kể, nhiều DNNN có công ty con đã liên doanh với các công ty khác nên rất khó tách phần đất ra để định giá mà phải định giá thông qua giá trị sổ sách. “Đó cũng là khe hở có thể gây thất thoát tài sản nhà nước nhưng không dễ quản lý” - TS Chí nhận định.

Chuyện cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam gần đây với nhiều lùm xùm là một ví dụ: thương hiệu gần 60 năm của hãng được xác định bằng 0; hàng ngàn m2 đất tại các vị trí đắc địa không được tính vào giá trị DN (gồm trụ sở hãng phim đặt tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội có diện tích sử dụng gần 5.500 m2; hơn 900 m2 đất có địa chỉ trên phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội làm khu chứa đạo cụ; đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382 m2 tại Đông Anh, Hà Nội; hơn 1.200 m2 tại khu đất số 6, Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, TP HCM làm trường quay phim)… Thực tế này gây bức xúc giới nghệ sĩ điện ảnh kỳ cựu.

Xem chi tiết tại đây.

Tranh chấp tại Home City: Phường Yên Hòa ra "tối hậu thư" cho chủ đầu tư

Vừa qua, tại trụ sở UBND phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy), cư dân dự án Home City và chủ đầu tư đã có cuộc họp nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài nhiều tháng nay tại dự án. Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo UBND phường Trung Hòa, thanh tra Sở Giao thông vận tải, ông Nguyễn Thế Vinh – Phó giám đốc công ty TNHH MTV Văn Phú – Trung Kính (đại diện chủ đầu tư) và một số hộ dân liên quan.

Cư dân Home City vẫn chưa giải quyết được vấn đề đường ra vào dự án, bất chấp đã đấu tranh nhiều tháng qua.

Cư dân Home City vẫn chưa giải quyết được vấn đề đường ra vào dự án, bất chấp đã đấu tranh nhiều tháng qua.

Nội dung cuộc họp xoay xung quanh ba vấn đề lớn: đường đi của dự án, bãi đỗ xe phía đường Nguyễn Chánh và tranh chấp hợp đồng.

Theo quan điểm của các hộ dân, hợp đồng mua nhà dự án Home City đã ghi rõ dự án có địa chỉ 177 Trung Kính, tuy nhiên khi dọn về ở, chủ đầu tư lại yêu cầu đi theo đường Nguyễn Chánh. Việc này thể hiện sự bất nhất của chủ đầu tư, gây khó khăn cho cư dân khi làm sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Thậm chí có trường hợp đã suýt mất mạng do xe cứu thương không thể vào lối 177 Trung Kính.

Qua nghe ý kiến của các bên, ông Hoàng Trung Kiên, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa kết luận, đường vào chung cư từ phía Nguyễn Chánh là đường tạm do Công ty Văn Phú – Trung Kính làm tự phát trên đất của dự án khác, không theo quy hoạch. Do vậy, chủ đầu tư nên thỏa thuận để mở lối đi 177 Trung Kính.

“Dự án thành công hay không là do cư dân. Nói thật nếu tính về tổng tài sản thì của cư dân lớn hơn các anh (chủ đầu tư – PV) rất nhiều. Say này, việc thành lập Ban quản trị, quyền của các anh không phải là lớn, nói thẳng luôn là như thế, nên các anh nên có thiện chí với cư dân để ngồi lại với nhau mà làm việc. Chứ còn để chúng tôi nhảy vào cuộc, chúng tôi sẵn sàng tổ chức hội nghi nhà chung cư không cần đến các anh đâu, nói nghiêm túc luôn”, ông Kiên gay gắt.

Xem chi tiết tại đây.

Chung cư mới bàn giao: Vừa háo hức đã bức xúc

Thị trường BĐS Hà Nội đang chứng kiến hàng loạt vụ tranh chấp chung cư. Ghi nhận trên thị trường Hà Nội, chỉ chưa đầy 3 tháng đầu năm đã có gần 10 vụ tranh chấp trong đó có không ít chung cư vừa bàn giao đã dính ngay tranh chấp.

Mới đây, theo phản ánh của một số khách hàng mua căn hộ tại tòa C Golden Silk, vừa qua, họ đã nhận được thông báo nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) theo đúng tiến độ cam kết trong hợp đồng mua bán là quý I/2017. Tuy nhiên, khi đến nhận căn hộ, khách hàng hoàn toàn thất vọng vì cơ sở hạ tầng của toà nhà chưa hoàn thiện và không thể vào ở ngay được.

Tòa C dự án Golden Silk vừa bàn giao đã “dính” lùm xùm.

Tòa C dự án Golden Silk vừa bàn giao đã “dính” lùm xùm.

Anh N.,một khách hàng tại dự án cho biết: “Tôi đã đóng 100% giá trị căn hộ, nhưng khi đến nhận bàn giao nhà lại thấy dự án còn chưa hoàn thiện và chưa đủ điều kiện cho cư dân chuyển về sinh sống. Nhiều hạng mục vẫn còn rất ngổn ngang”.

“Việc chủ đầu tư bàn giao nhà trong quý I khiến khách hàng rất vui mừng, háo hức. Nhưng nếu nhận bàn giao nhà và chuyển về sinh sống khi vẫn còn nhiều ngổn ngang như thế này cư dân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm” – Anh N. nói.

Xem chi tiết tại đây.

Những "gã nhà giàu" mới nổi của thị trường địa ốc

Chỉ trong 3 năm, từ cuối 2013 đến nay, quy mô thị trường bất động sản đã thay đổi nhanh với hàng loạt dự án mới chào bán ở nhiều phân khúc khác nhau. 

Bên cạnh những "ông lớn" đã có tên tuổi, Sunshine Group, HD Mon Holdings, Phúc Sơn hay Novaland… được cho là những "gã nhà giàu" mới nổi trên thị trường.

Dự án Mai Trang Tower nằm trên đường Phạm Hùng được Sunshine mua lại và đổi tên thành Sunshine Center. Ảnh: Anh Tuấn.

Dự án Mai Trang Tower nằm trên đường Phạm Hùng được Sunshine mua lại và đổi tên thành Sunshine Center. Ảnh: Anh Tuấn.

Bằng việc tăng vốn liên tục, chỉ trong một thời gian ngắn, nhóm doanh nghiệp này nhanh chóng sở hữu những dự án lớn thông qua việc mua lại và góp cổ phần.

Xem chi tiết tại đây.

GS. Đặng Hùng Võ: Quy hoạch sử dụng đất không tích hợp sẽ “nát”

Theo Dự thảo Luật Quy hoạch sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, có 14 bộ, ngành được tổ chức lập 37 quy hoạch ngành quốc gia khác nhau. Quy hoạch gắn liền với sử dụng đất, vì vậy, theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nếu quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) không tích hợp sẽ phá nát cả hệ thống quy hoạch tổng thể quốc gia.

Xem chi tiết tại đây.

BĐS Hà Nội: Loạt văn phòng cho thuê mới "đổ bộ" thị trường

CBRE Việt Nam vừa cho biết, năm 2017, thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội sẽ đón nhận loạt cao ốc văn phòng mới với tổng diện tích khoảng 175.000 m2. Trong đó, sớm nhất là Dự án Horison Office (số 40 Cát Linh, quận Đống Đa) với 10.575 m2 sẵn sàng cho khách thuê từ cuối tháng 3/2017. Horison Office nằm trong phạm vi 200 m từ ga Cát Linh – điểm đầu của tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông, tòa nhà hứa hẹn có nhiều thuận lợi khi tuyến đường sắt trên cao được hoàn thiện vào năm 2018.

Horison Office sẵn sàng cho khách thuê từ quý I/2017.

Horison Office sẵn sàng cho khách thuê từ quý I/2017.

Tiếp theo sẽ lần lượt là các dự án: HUD Tower tại ngã ba Lê Văn Lương – Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) với diện tích văn phòng cho thuê là 70.000 m2, Trường Thịnh Office Building (số 1 Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy) với diện tích 5.400 m2, Discovery Complex (số 302 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) với 49.000 m2 và tòa nhà DSD với 20.000 m2. Các dự án sẽ nâng tổng diện tích văn phòng cho thuê tại Hà Nội đạt con số khoảng 1,2 triệu m2.

Xem chi tiết tại đây.

BĐS "câu khách" bằng chiêu ưu đãi lãi suất

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, có hai cách mà ngân hàng áp dụng cho người vay tiền mua nhà trả góp. Một là trả cố định hằng tháng. Hai là trả lãi theo dư nợ gốc giảm dần. Trong khi ở Mỹ thì ngược lại, ngân hàng cho vay cố định theo cách một. Còn cách thứ hai của Việt Nam rất rủi ro cho người vay. Sở dĩ các ngân hàng Việt Nam dùng cách tính thứ hai, vì lãi suất ở Việt Nam hay biến động và khi biến động thì ngân hàng được an toàn, phần rủi ro chuyển sang người vay.

“Nhiều chương trình cho vay ưu đãi mà các ngân hàng đang áp dụng hiện nay rất hấp dẫn nên đã khuyến khích người dân, doanh nghiệp đi vay nhưng thực chất không có lợi nhiều cho người đi vay. Bởi các mức lãi suất hỗ trợ chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó, lãi suất được ngân hàng điều chỉnh thả nổi theo thị trường”, ông Hiếu phân tích.

Ông Hiếu khuyên, người vay mua nhà phải tính toán thật kỹ càng trước khi quyết định vay vốn từ ngân hàng. Vì trên thực tế, nhiều ngân hàng có công bố lãi suất cho vay mua căn hộ thuộc dự án A, dự án B với lãi suất 6-9 tháng đầu chỉ 0%/năm. Đây là hình thức khuyến mãi để thu hút khách vay. Trong khi đó, lãi suất cho vay những năm tiếp theo sẽ theo thị trường. Nếu không cân nhắc thận trọng theo khả năng tài chính của mình và dự báo được lãi suất cho vay những năm tiếp theo thì người vay gặp rất nhiều rủi ro.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top