Aa

Quận Đống Đa yêu cầu phá dỡ ngay nhà nghiêng chờ sập

Thứ Năm, 11/08/2016 - 23:30

UBND quận Đống Đa đã kiểm tra hiện trạng và vận động chủ nhà tự di dời và tháo dỡ, trường hợp chủ nhà không tự tháo dỡ, UBND quận sẽ sớm lập phương án phá dỡ để đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo thông tin từ ông Hà Anh Tuấn, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa, trong ngày 9/8, lãnh đạo UBND quận Đống Đa, UBND phường Ô Chợ Dừa và các phòng, ban chức năng đã xuống hiện trường khảo sát mức độ nguy hiểm, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chống đỡ tạm thời đối với nhà 177 ngõ Quan Thổ 1 và các hộ liền kề bị ảnh hưởng từ sự cố nghiêng lún. 

Bước đầu, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã đục lớp trát tường, khoan, kiểm tra chất lượng bê tông, đo độ nghiêng, lún những căn nhà này.

Căn nhà 177, ngõ Quan Thổ 1 có hiện tượng nghiêng hẳn sang một bên từ lâu.

Căn nhà 177, ngõ Quan Thổ 1 có hiện tượng nghiêng hẳn sang một bên từ lâu.

Giải thích về việc để công trình nghiêng lún trong nhiều năm, bà Phạm Đỗ Thanh Thùy, chủ ngôi nhà 177 ngõ Quan Thổ 1 cho biết, gia đình bà và các hộ lân cận biết rõ mức độ nguy hiểm nên gia đình bà đã phải đi thuê nhà ở tạm trên đường Hoàng Quốc Việt với giá 9 triệu đồng/tháng. 

Theo lời bà Thùy, bà mua căn nhà số 177 hơn chục năm trước. Đến năm 2002, ngôi nhà có dấu hiệu bị nghiêng và bà đã gửi đơn kiến nghị lên phường Ô Chợ Dừa, hai năm sau là đơn lên quận. Theo yêu cầu của UBND quận Đống Đa, bà đã thuê đơn vị kiểm định độc lập nhưng cũng không được hỗ trợ. 

Bà Triệu Thị Khương (70 tuổi, nhà số 161, sát ngôi nhà số 177) cho biết: “Ngôi nhà số 177 bị nghiêng nhiều năm rồi, khi nó nghiêng quá chủ nhà đã đi thuê chỗ khác ở.

Trước đây, mỗi lần đài báo sắp mưa bão là tôi phải đi sơ tán vì sợ mưa to gió lớn căn nhà sẽ đổ sập. Từ khi có vụ sập nhà ở Cửa Bắc, nhà tôi và các hộ dân bên trong ngõ cảm thấy bất an, lo sợ. Ở cạnh ngôi nhà này tôi thấy như sống cạnh 1 “quả bom chuẩn bị nổ” vậy, chỉ là không biết lúc nào ngôi nhà sẽ đổ thôi.

Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền nhưng không hiểu sao đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết. Tôi mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết ngay giúp người dân, nếu không may nó đổ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người”.

Sau vụ sập biệt thự cổ trên phố Trần Hưng Đạo năm 2015, cả 4 hộ liên quan đều đồng thuận chủ trương phá dỡ, nhưng một lần nữa sự chậm trễ chính quyền phường lại khiến kế hoạch chậm lại. Đến đầu năm 2016, nhà số 181 được bán đi, chủ mới mua không đồng ý với phương án tháo dỡ nên sự việc mới kéo dài như hôm nay. Bà Thùy cho rằng, việc chậm xử lý có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Liên quan vấn đề này, UBND quận Đống Đa vừa có thông báo về việc nhà ở lún, nghiêng, có nguy cơ sụp đổ.

Theo quận Đống Đa, căn cứ điều 46, điều 88 của Luật Nhà ở các chủ sở hữu của công trình nhà ở tại số nhà 177, 179, 181, 183 ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình nhà ở của mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng, chịu trách nhiệm mọi thiệt hại về người và tài sản cho khu vực xung quanh do công trình của mình gây nên.

Hiện tại các công trình nhà ở nói trên với chiều cao từ 4-5 tầng đã bị lún nghiêng khoảng 65cm từ đỉnh nhà so với chân công trình. Theo TCVN 9381:2012 thì độ nghiêng của nhà 177 là 65 cm/chiều cao công trình 15,5m; xấp xỉ 4% (giới hạn cho phép 1%). Vì vậy đây là công trình được đánh giá là nguy hiểm.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những người đang sinh sống tại 4 nhà nói trên cũng như tính mạng và tài sản của nhân dân trong khu vực, UBND quận Đống Đa đã yêu cầu chủ sử dụng các công trình nói trên di dời ngay toàn bộ người và tài sản ra khỏi công trình.

Cùng đó, chủ động thực hiện ngay việc phá dỡ để đảm bảo an toàn cho khu vực cũng như các gia đình.

Quận cũng yêu cầu UBND phường Ô Chợ Dừa phối hợp với công an và các ban, ngành, đoàn thể tại phường thực hiện các biện pháp rào chắn và cảnh báo công trình nhà ở có dấu hiệu nguy hiểm, thông báo cho nhân dân khu vực biết. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc chủ sử dụng công trình trên thực hiện theo yêu cầu.

Ngoài ra, thường xuyên theo dõi di biến động của công trình để kịp thời có các biện pháp khẩn cấp khi có diễn biến xấu và báo cáo ngay UBND quận.

Phường cũng chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng và chủ sử dụng thực hiện ngay công tác kiểm định, chất lượng của các công trình nhà ở tại số 177, 179, 181, 183 ngõ Quan Thổ 1.

UBND quận Đống Đa cũng đề nghị chủ sử dụng công trình nhà ở tại số 177, 179, 181, 183, UBND phường Ô Chợ Dừa và các đơn vị liên quan nghiêm túc, khẩn trương thực hiện ngay các nội dung này.

Trao đổi trên tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Song Hào, Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết: “UBND quận đã có báo cáo tình trạng nguy hiểm của nhà 177 ngõ Quan Thổ 1 lên thành phố Hà Nội. Trước mắt, UBND quận và phường tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để người dân tự di dời, tự tháo dỡ công trình đảm bảo an toàn cho chính mình và các hộ liền kề. Nếu người dân không tự nguyện, UBND quận sẽ có báo cáo thành phố, đồng thời chỉ đạo phòng, ban chuyên môn lập phương án di dời và phá dỡ theo đúng quy định đối với công trình nguy hiểm trong thời gian sớm nhất".

Ngày 8/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cũng có văn bản chỉ đạo UBND quận Đống Đa khẩn trương thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân, đề xuất báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền trước ngày 12/8./.

Anh Vũ Văn Vụ, Giám đốc Công ty Xây dựng MTV Hà Nội cho biết: “Nhà nghiêng là do nhiều vấn đề, địa chất, nhà có móng không cân, móng yếu không đủ độ sâu để chịu lực… Việc nhà số 177 ngõ Thổ Quan 1 bị nghiêng có thể là do móng nông, không đủ độ sâu để chịu lực, trong khi tòa nhà cao. Cũng có thể do việc đổ móng không cân khiến ngôi nhà bị nghiêng, nứt. Cũng với những nguyên nhân phỏng đoán ở trên cộng với tác động bên ngoài như mưa gió… sẽ dẫn tới bị nghiêng. Móng không đảm bảo thì sẽ bị lột lên sau một thời gian sử dụng. Giống như cây bị đổ cũng là do gốc không chắc, cành lá lại quá nhiều gây nên sự quá tải cho gốc dẫn đến bị bật gốc. Ngôi nhà vững chắc, đảm bảo an toàn thì móng phải chắc, khả năng chịu lực phải cân đối với sức nặng của tòa nhà cũng như lực tác động từ bên ngoài”.

“Trong tình trạng nhà bị nghiêng như hiện nay, phương án tháo dỡ sẽ khá phức tạp. Vì dỡ nhà số 177 sẽ ảnh hưởng đến các tòa chung móng còn lại. Phá dỡ cả 3 ngôi nhà thì khá tốn kém nhưng muốn an toàn cần phải thực hiện việc phá bỏ. Trước tiên phải phá nhà bị nghiêng nhiều nhất thực hiện với phương án cố gắng giữ an toàn cho hai nhà còn lại. Trường hợp thiếu may mắn xảy ra buộc phải cho hai nhà còn lại chung số phận để đảm bảo an toàn tuyệt dối sau này, nhất là thời điểm hiện nay đang mùa mưa bão”, anh Vụ khuyến cáo.

Để dựng thẳng phải cùng lúc làm cả 4 nhà

“Thần đèn” Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Việt Nam, người được biết đến là “cha đẻ” về vấn đề lún nghiêng và các công nghệ xử lý lún nghiêng hiện nay cho rằng: “Vấn đề về nhà nghiêng số 177 xảy ra lâu rồi và tôi cũng đã đến nhà này để kiểm tra và khảo sát nhiều lần rồi. Hiện tại, nhà số 177 đang nghiêng sang nhà hàng xóm khoảng 75 phân. Để dựng thẳng lại ngôi nhà này thì nhà bên cạnh là nhà 179 phải làm đồng thời vì hai nhà này chung móng. Nhưng vấn đề là hai nhà liền kề bên cạnh là nhà 181 và 183 đang ngả đầu sang. Muốn chỉnh lại nhà 177 thì phải chỉnh cùng lúc hai nhà 181 và 183 rồi đến nhà 179.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top