Aa

Quy hoạch ô bàn cờ: Bắc Kinh chứng minh tầm nhìn thiên niên kỷ

Thứ Sáu, 07/10/2016 - 06:11

Để giải quyết các vấn đề về dân số, giao thương buôn bán và đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thủy, ngay từ những năm 1115, thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đã được quy hoạch theo hướng ô bàn cờ. Sau 900 năm tồn tại, mô hình quy hoạch này đến nay vẫn còn là mô hình được nhiều quốc gia áp dụng và học hỏi.

Bắc Kinh được coi là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc được quy hoạch theo hướng ô bàn cờ do thành phố này trước đây là kinh đô của 4 triều đại Trung Quốc (Kim, Nguyên, Minh, Thanh). Cung điện Trung Hoa được xây dựng tại Bắc Kinh, lượng dân cư đổ về kinh thành ngày một đông, dẫn đến tình trạng thiếu đất ở, đường phố chật hẹp không thuận lợi cho di chuyển, giao thương buôn bán giữa kinh thành với các vùng lân cận. Vì vậy, ngay từ thời kì đó, Bắc Kinh đã được quy hoạch để giải quyết các vấn đề trên.

Bắc Kinh trở thành thủ đô của Trung Quốc từ khoảng 900 năm trước đây và giữ vị trí là thành phố lớn nhất thế giới cho đến năm 1800. Sau 4 triều đại cuối cùng của Trung Quốc (từ năm 1115 đến năm 1912), Bắc Kinh được tái quy hoạch nhiều lần nhưng về cơ bản, cốt lõi của quá trình quy hoạch là tạo các ô đất hình chữ nhật được bao quanh bởi các con đường. Mô hình này hiện nay được gọi là quy hoạch ô bàn cờ.

Cung điện Trung Hoa được lấy làm điểm tựa cho việc quy hoạch thành phố

Cung điện Trung Hoa được lấy làm điểm tựa cho việc quy hoạch thành phố

Cung điện Trung Hoa nằm ở trung tâm của thành phố Bắc Kinh và được lấy làm điểm tựa để quy hoạch các vùng đất xung quanh.

Các khu đất sẽ được đặt song song với hướng của cung điện để đảm bảo tạo ra một mạng lưới các con đường thẳng nhau. Cách này rất phù hợp cho việc đi bộ trong thành phố, đặc biệt là di chuyển bằng ngựa và xe ngựa, các nhà quy hoạch ngày nay nhận định.

Theo cuốn “Lịch sử và quy hoạch địa lý Bắc Kinh”, Bắc Kinh nằm theo hướng Bắc - Nam, do đó nó chặn việc di chuyển từ phía Đông đến phía Tây và ngược lại.

Cho nên, thành phố có sự phân biệt giữa hệ thống đường chính và phụ. Các con đường theo hướng Bắc - Nam là những con đường chính, có độ rộng (36m), lớn hơn so với những con đường phụ theo hướng Đông  - Tây (18m). Điều này được lý giải trong cuốn “Quy hoạch và kiến trúc thành phố thời kì cổ đại Trung Quốc” là do hầu hết các con đường Đông - Tây bị chặn bởi Cung điện Trung Hoa nên nó chỉ là đường phụ. Bên cạnh đó, các con đường nằm trong mỗi ô đất có chiều rộng khoảng 5-7 mét.

Mô hình mô phỏng thành phố Bắc Kinh tại triển lãm

Mô hình mô phỏng thành phố Bắc Kinh tại triển lãm

Người ta cũng cho rằng, nếu quy hoạch thành phố theo ô bàn cờ với Cung điện Trung hoa làm điểm cốt lõi thì sẽ rất tốt cho phong thủy thành phố.

Tại Bắc Kinh, các lô đất trong mô hình quy hoạch ô bàn cờ có sự khác nhau lớn do sự quy hoạch qua 4 triều đại là khác nhau, nơi được quy hoạch qua triều đại này nhưng triều đại sau lại không được quy hoạch. Từ đó, tạo ra sự không đồng bộ trong thành phố. Vì vậy, có một số nhà phân tích đã lấy Bắc Kinh so sánh với nhiều thành phố khác trên thế giới để chỉ ra điểm không đẹp của việc quy hoạch thành phố này.

Dù vậy, thành phố Bắc Kinh ngày nay vẫn không có sự tái quy hoạch nào diễn ra kể từ đó, điều này chứng tỏ việc quy hoạch ô bàn cờ của 4 triều đại cuối cùng Trung Quốc là một quyết định đúng đắn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top