Aa

Raffles City Chongqing – kỳ quan kiến trúc mới của Trung Quốc

Thứ Năm, 07/06/2018 - 06:00

Dự án xây dựng tòa chung cư nối liền mái của tám tòa nhà cao tầng được kỳ vọng sẽ là một giải pháp cho vấn đề thiếu đất trong tương lai.

Mô hình 3D của Raffles City Chongqing

Mô hình 3D của Raffles City Chongqing

Tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, hơn 6.000 công nhân đang hàng ngày làm việc trên bờ ngã ba hợp nhất hai dòng sông Gia Lăng và Trùng Khánh để xây dựng nên một trong những dự án kiến trúc tham vọng nhất thế giới trong nhiều năm gần đây. Tám tòa nhà thuộc khu Raffles City Chongqing, trong đó có hai tòa cao hơn 350m và sáu tòa còn lại cao 250m, khi hoàn thành sẽ trở thành công trình đầu tiên tại Trung Quốc sử dụng kiến trúc “Skybridge”, tức một tòa nhà thứ chín nối liền mái của nhưng tòa nhà còn lại.

Là thành quả sáng tạo của kiến trúc sư Moshe Safdie, thiết kế “Skybridge” sẽ không chỉ giúp cho mọi người di chuyển giữa tám tòa nhà Raffles City Chongqing  một cách dễ dàng, nó còn có thể trở thành một giải pháp cho vấn đề thiếu nguồn đất trong tương lai. Ngoài ra, do thành phố Trùng Khánh nằm trên một khu vực xảy ra nhiều động đất, tòa nhà nối liền tám tòa nhà còn lại sẽ giúp cân bằng Raffles City Chongqing trước địa chấn.

Một lọat các nhà hàng, khách sạng, câu lạc bộ,v.v... sẽ được xây dựng trên skybridge của Rafles City Chongquing

Một lọat nhà hàng, khách sạng, câu lạc bộ,v.v... sẽ được xây dựng trên Skybridge của Rafles City Chongquing

Tuy đã có một số công trình khác trên thế giới sử dụng yếu tố “Skybridge” như dự án Marina Bay Sands ở Singapore, Raffles City Chongqing hiện là dự án có tầm cỡ lớn nhất. Mỗi tòa nhà sẽ là một khu đô thị hoàn chỉnh, với căn hộ, cửa hàng, trường học, và bệnh viện. Riêng "tòa nhà nằm ngang" nối liền những tòa nhà còn lại sẽ trở thành một khu trung tâm thương mại – giải trí khổng lồ gồm một chuỗi các nhà hàng, quán bar, khách sạn, và một đài quan sát cảnh quan thành phố.

Trùng Khánh hiện là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất Trung Quốc, và theo chính quyền địa phương thì nguồn đất ít ỏi còn lại sẽ được tập trung để tối ưu trong sử dụng. Thế nhưng thị trường hơn 30 triệu dân này hiện vẫn còn quá hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp và cho thuê cửa hàng. Thiết kế riêng có của Raffles City Chongqing được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nguồn đất.

Việc sống và đi lại trong những tòa nhà có kiến trúc Skybridge có thể vẫn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng thực chất thì điều kiện sinh hoạt tại đây cao hơn hẳn những nơi khác. Trước hết, kích thước của hệ thống thang máy và cầu thang sẽ được giảm đi một phần. Do không phải đi từ trên cao xuống đường để di chuyển giữa những toà nhà, người dân cũng sẽ tiết kiệm được cả thời gian và chi phí, và khu vực chân những tòa nhà không trở thành điểm nóng ùn tắc. Lợi ích cuối cùng là việc các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đều nằm trong khoảng cách đi bộ của cư dân.

Tuy thiết kế dạng Skybridge vẫn chưa thể được áp dụng rộng rãi do chi phí xây dựng quá cao, nhưng hy vọng rằng sự phát triển công nghệ cùng với thành công của các dự án như Raffles City Chongqing sẽ khích lệ thêm nhiều kiến trúc sư và nhà đầu tư đi tới triển khai giải pháp kiến trúc đột phá này.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top