Aa

Shophouse: Miếng bánh ngon... nhưng khó nuốt

Thứ Năm, 04/07/2019 - 14:00

Shophouse: Miếng bánh ngon... nhưng khó nuốt; Đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải vay gần 100 triệu USD để vận hành; Lạm dụng chủ trương xây dựng NƠXH để trục lợi... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Shophouse: Miếng bánh ngon... nhưng khó nuốt

Nhà phố thương mại gắn liền với đất là loại hình bất động sản được nhiều chủ đầu tư xây dựng trong một dự án khu dân cư.

Đặc điểm của loại hình này là nằm tại trục đường lớn, thiết kế từ 4 - 5 tầng, trong đó tầng 1 dùng để kinh doanh, từ tầng 2 - 5 dùng để ở. Trong một dự án, đơn giá trên đất của một căn shophouse nhà phố thương mại thường cao 1,5 - 2 lần đơn giá của một căn nhà phố thông thường do yếu tố thương mại cấu thành.

Phân khúc này thu hút rất tốt dòng tiền của giới đầu tư. Với lợi thế vừa để ở, vừa kinh doanh, shophouse nhanh chóng trở thành sản phẩm được nhiều nhà đầu tư săn lùng. Vì thế, giá bán của chủ đầu tư vốn đã cao ngất ngưởng, nhưng giá thứ cấp vẫn không ngừng tăng.

Đơn cử, một tập đoàn lớn đang chào bán 30 căn shophouse tại dự án nằm dọc Quốc lộ 13, có bờ kè với sông Sài Gòn (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) với giá lên tới cả chục tỷ đồng mỗi căn.

Qua trao đổi, một nhân viên kinh doanh ở đây cho biết, giá bán tuỳ thuộc vào vị trí, diện tích, trong đó căn nhà diện tích 7x21m, xây thô 5 tầng và hoàn thiện mặt ngoài nằm trên trục đường chính Nguyễn Thị Nhung và Đinh Thị Thi, rao bán gần 26 tỷ đồng/căn. Cùng một diện tích nhưng nếu nằm ở đường rộng 13m thì giá bán chỉ gần 17 tỷ đồng...

Xem chi tiết tại đây

Nhà phố thương mại gắn liền với đất là loại hình bất động sản được nhiều chủ đầu tư xây dựng trong một dự án khu dân cư

Nhà phố thương mại gắn liền với đất là loại hình bất động sản được nhiều chủ đầu tư xây dựng trong một dự án khu dân cư

Nguồn cung sụt thê thảm, kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản nửa cuối 2019?

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản thành phố có sự sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở.

Trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư và 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.

Sự sụt giảm thê thảm này đã khiến dư luận đặt ra nhiều e ngại và lo lắng bởi TP.HCM vốn là một thị trường truyền thống. Sự chững lại của thị trường bất động sản TP.HCM có khả năng dẫn tới sự đóng băng toàn thị trường nói chung.

Trước đó, kết thúc quý I/2019, báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu bất động sản cũng cho rằng, thị trường đang rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng và đặc biệt là tình trạng tồn đọng hàng. Điển hình nhất là trong dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, khi hành lang pháp lý còn chưa khơi thông thì bài toán tồn hang đang là một vấn đề tác động mạnh đến doanh nghiệp và thị trường.

Chưa kể, sự bất ổn từ việc xuất hiện hàng loạt các dự án bất động sản "ma", tình trạng bát nháo trong đầu tư và phân phối sản phẩm đã khiến thị trường mất đi tính minh bạch và yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững....

Xem chi tiết tại đây

Ông Nguyễn Đức Chung có đập bỏ tòa nhà 8B Lê Trực được không?

Là một trong những công dân của Hà Nội nên thời gian gần đây, tôi cứ ám ảnh mãi câu trả lời cử tri về việc xử lý vi phạm ở cao ốc 8B Lê Trực suốt 4 năm không xong của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Nói thật, để đảm bảo kỷ cương phép nước thì có đập cả tòa nhà này cũng phải làm, vì công trình sai từ móng, từ tầng một. Quá trình xử lý sai phạm cho thấy chủ đầu tư tòa nhà này rất cùn”.

Thực ra, ông Chủ tịch đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này trong nhiệm kỳ của mình, nhưng đến lần này ông mới “Nói thật...”. Điều này không có nghĩa là những lần trước ông nói không thật mà có lẽ chỉ mới nêu ra một nửa sự thật.

Tiếp nữa, cho dù là đã nói thật, nhưng cũng chưa thật hẳn vì ông còn giả định rằng “để đảm bảo kỷ cương phép nước”. Có nghĩa là hơn 4 năm qua với sự tồn tại của tòa nhà này, kỷ cương phép nước dưới nhiệm kỳ của ông đã không được đảm bảo. Là một công dân của Thủ đô, sau khi nghe người đứng đầu cơ quan hành pháp của thành phố nói ra như vậy, làm sao mà tôi không ám ảnh?

Rồi một thông tin đáng buồn nữa là cả một bộ máy chính quyền khổng lồ bậc nhất cả nước mà lại chịu bó tay trước một chủ đầu tư tòa nhà “rất cùn”. Nghe nó vừa vô lý lại vừa thấy lo lắng cho chính ông.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội cũng cần làm rõ giá trị pháp lý của Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD mà Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp cho Tòa nhà 8B Lê Trực ngày 24/3/2014.

Hà Nội cần làm rõ giá trị pháp lý của Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD mà Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp cho Tòa nhà 8B Lê Trực ngày 24/3/2014.

Lạm dụng chủ trương xây dựng nhà ở xã hội để hưởng lợi là hành vi đã xảy ra trong thực tiễn!

Tại phiên chất vấn ngày 6/6/2019 trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Tất Thắng (Đoàn Vĩnh Long) đã đặt ra một số câu hỏi liên quan đến chủ trương phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu Phạm Tất Thắng hỏi: “Luật Nhà ở 2014 đã luật hóa một chủ trương rất nhân văn là xây dựng nhà ở xã hội. Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định các dự án khu đô thị mới từ 10ha trở lên phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy có trường hợp lạm dụng chủ trương xây dựng nhà ở xã hội để một số đơn vị đứng lên làm chủ đầu tư hưởng lợi không đúng quy định; đối tượng được mua nhà ở xã hội thực tế sử dụng với số lượng ít.

Với thực trạng này thì trách nhiệm của Bộ đến đâu? Quan điểm, giải pháp của Bộ trưởng để tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới”.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, hiện nay, Bộ Xây dựng chưa có số liệu cụ thể về hành vi của các chủ đầu tư lạm dụng chủ trương xây dựng nhà ở xã hội để hưởng lợi không đúng quy định như Đại biểu phản ánh. Tuy nhiên có thể khẳng định đây là hành vi đã xảy ra trong thực tiễn.

Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa bố trí đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở các vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng, dẫn đến tình trạng thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp....

Xem chi tiết tại đây

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải vay gần 100 triệu USD để vận hành

UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo về phương án vay lại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.
đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông

Tuyến đường sắt này được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD).

Theo cơ chế tài chính trong nước được Thủ tướng phê duyệt, phần chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án với giá trị 577,1 triệu USD áp dụng cơ chế ngân sách nhà nước cấp phát vốn vay nước ngoài.

Phần chi phí liên quan trực tiếp đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải áp dụng với giá trị 92,52 triệu USD, theo cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngoài. Đến năm 2016, chi phí cho các hạng mục này được điều chỉnh tăng từ 92,52 triệu USD lên 98,35 triệu USD.

Thủ tướng đã đồng ý giao Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho Ban Quản lý dự án đường sắt ký kết thỏa thuận cho vay lại phần vốn vay nước ngoài để thực hiện giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top