Aa

Sống ở chung cư vẫn canh cánh nỗi lo mất trộm

Hồng Vũ
Hồng Vũ pvhongvu@gmail.com
Chủ Nhật, 20/08/2017 - 21:01

Bên trong sự hào nhoáng tại nhiều chung cư hiện nay là một cuộc sống xô bồ, nhếch nhác, thậm chí còn có nạn trộm cắp. Tình trạng này xảy ra rõ nét nhất tại các khu chung cư nằm xa trung tâm thành phố, hoặc ở những chung cư cũ, chung cư cho người thu nhập thấp...

Từ trộm vặt đến trộm... lớn

Thường thì mỗi khu đô thị sẽ có trên 1.000 căn hộ là nơi sinh sống của hầu hết các cư dân bậc trung từ các tỉnh thành, hoặc một nhóm sinh viên, người đi làm cùng thuê. Chính việc nhiều thành phần cư dân phức tạp, khách ra vào các căn hộ cũng khác nhau nên việc bảo đảm an ninh chung cư là bài toán nan giải. Không những vậy, mỗi căn hộ thường sống xa cách nhau, hàng xóm thậm chí không biết mặt nhau nên dù có thấy người lạ ra vào thì cư dân cũng ít khi nảy sinh nghi ngờ.

Chị Nguyễn Lan Hương tại chung cư CT1, Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) chia sẻ, ngày mới đi làm, chị cùng hai người bạn thuê một căn hộ tại chung cư này. Cuộc sống khá ổn định và chị hài lòng về dịch vụ ở của tòa nhà. Nhưng có một sáng xuống hầm lấy xe đi làm thì xe máy của chị bị tháo mất yếm. Lúc đó chị đã hỏi bảo vệ song nhận được câu trả lời là không biết. Cũng do xe của chị nằm ở góc khuất của camera nên không tìm được kẻ trộm.

Chị Hương cho hay: "Mất cắp ở tầng hầm chủ yếu là mất mũ bảo hiểm, mất gương xe, mất áo mưa, đều là những thứ nhỏ nên cũng không ai kiện tụng mà cũng chẳng biết tìm ai mà kiện, chỉ có thể nhắc bảo vệ chú ý. Mọi việc chủ yếu thì vẫn phụ thuộc vào ý thức của người dân".

Cũng tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), chị Xuân Lan vẫn còn thấy hoảng sợ khi nhớ lại chuyện trộm bẻ cửa sổ ban công trèo vào nhà mình. Sau lần trộm viếng thăm, gia đình chị phải gọi thợ và tự thay cửa ban công và cửa ra vào.

Chị Lan cho hay: "Thật sự là khi bị trộm cắp, gia đình ngoài việc mất đi những tài sản giá trị do cực khổ tích cóp mới có được thì chúng tôi còn phải đối mặt với sự bất an hằng ngày hàng giờ khi về đến căn hộ đã từng có những bóng đen nào đó đột nhập vào tự tung tự tác mà mình không rõ đối phương là ai. Kể từ lần mất trộm đó, gia đình tôi và hàng xóm cùng tầng đều tự tìm cách bảo vệ an toàn của chính gia đình mình chứ không tin tưởng nhiều vào bảo vệ cũng như ban quản lý tòa nhà".

Tại một số chung cư, các vụ trộm cắp vặt mất gương xe máy, mỹ bảo hiểm... khá thường xuyên (Nguồn: Group chung cư)

Tại một số chung cư, các vụ trộm cắp vặt mất gương xe máy, mỹ bảo hiểm... khá thường xuyên (Nguồn: Group chung cư)

Còn nhớ vào thời điểm tháng 1 năm nay, hàng trăm cư dân khu đô thị cao cấp Gamuda Gardens (Hoàng Mai) đã tập trung căng băng rôn, khẩu ngữ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết khi bán nhà, triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh. Bởi trước đó, kẻ gian đã đột nhập chung cư lấy trộm gương chiếu hậu của 3 chiếc xe sang hiệu Lexus, Rangrover, Mercedes của cư dân trong khu đô thị gây thiệt hại tổng cộng khoảng vài trăm triệu đồng.

Không những vậy, theo chia sẻ của một cư dân tại khu đô thị này, dù sống trong khu đô thị cao cấp nhưng hơn 3 năm qua cư dân tại tòa nhà luôn lo lắng vì thường xuyên xảy ra những vụ trộm vặt. Mặc dù mỗi tháng mỗi nhà phải đóng  thêm 1,5 triệu đồng phí trong đó có cả tiền an ninh nhưng tình trạng mất trộm vẫn thường xuyên diễn ra.

Bảo vệ có cũng như không

Tại một số tòa nhà có giá “bình dân” hoặc một số tòa nhà mới bàn giao cho cư dân đều rất dễ dàng vượt qua bảo vệ để đi lên các căn hộ. Trong vai một người tới thăm người thân tại tòa nhà HH2 Bắc Hà trên đường Tố Hữu vào lúc gần 12h trưa, tôi vào tầng hầm gửi xe cho khách rồi lịch sự hỏi thăm đi lên căn hộ tại tầng 12. Bảo vệ tòa nhà nghe nói tôi đi thăm người thân thì rất vui vẻ chỉ đường. Đáng nói là ở khu vực thang máy bảo vệ chỉ hỏi có hẹn trước chưa và rồi chỉ cho cho tôi thang máy đi lên. Hơn nữa tại thang bộ của chung cư này cũng không hề có bảo vệ kiểm tra việc lên, xuống.

Tương tự, tại chung cư Linh Đàm, điều khiến tôi ngỡ ngàng nhất là thang máy của chung cư này ai cũng có thể sử dụng thoải mái. Theo đó, tôi cứ thế bấm thang máy đi hết tầng này đến tầng khác. Thậm chí khi dừng lại tại một tầng và đi dọc tầng vẫn không thấy có bóng dáng bảo vệ nào, nhìn kỹ  xung quanh cũng không phát hiện thấy camera ghi hình nào. Thiết nghĩ, với tình trạng ai cũng có thể vào tòa nhà tự do như vậy thì việc mất trộm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Mỗi tòa chung cư đều có bảo vệ song người lạ, người phát tờ rơi vẫn đi vào tư do (Nguồn: NVCC)

Mỗi tòa chung cư đều có bảo vệ song người lạ, người phát tờ rơi vẫn đi vào tư do (Nguồn: NVCC)

Anh Nguyễn Hải Minh, một cư dân sinh sống tại chung cư Linh Đàm cho hay: “Sống trong chung cư khổ một nỗi là có thể vào nhầm nhà như cơm bữa. Nhiều hôm chui vào thang máy chỉ có một mình, tôi yên tâm thả hồn và đợi thang máy mở để vào nhà. Cánh cừa vừa hé, mình cắm mặt đi thẳng về chiếc cửa sắt thân quen rồi thò tay văn chốt. Lúc đó cũng nghĩ nghĩ sao hôm nay cử nhà mình lạ quá, ngó lên biển thì hóa ra nhầm tầng”.

Anh cũng nhớ lại có lần sang tòa nhà bên cạnh thăm bạn, sang đến nơi thì bắt đầu phân vân không biết bạn ở tầng nào nên cứ đi theo trí nhớ mang máng. Cho đến khi anh đứng ngoài bấm chuông inh ỏi và đợi chờ thì một người lạ hoắc đang mở to mắt nhìn anh một cách ngạc nhiên, lúc này anh mới biết là mình đi nhầm nhà. Theo anh Minh, chuyện đi nhầm nhà như thế này thì mới thấy việc quản lý khách ra vào tại các tòa nhà quá dễ dãi.

Cũng nhắc câu chuyện an ninh chung cư, chị Nguyễn Hồng Vân sinh sống cùng trong tòa HH2 Linh Đàm chia sẻ: “Có lần nhà tôi được "quăng" cho vài tờ quảng cáo vào nhà. Thật không hiểu tại sao bảo vệ có thể để họ đi lên từng tầng được. Tại sao ban quản lý không giám sát việc này? Nhiều lúc 10h, 11h tối vẫn nhận được những tờ quảng cáo. Còn có cả người tới nhấn chuông cửa mời ăn nem chua. Nhiều khi người trong cùng tòa nhà thì không nói làm gì nhưng người ngoài chung cư thì sao?! Nhà tôi neo người lại có con nhỏ, rủi người xấu trà trộn vào thì không biết có những chuyện gì sẽ xảy ra”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top