Aa

Tại sao không nên chia cắt khu công nghiệp và đô thị - dịch vụ?

Thứ Tư, 15/05/2019 - 08:00

Sự kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, mô hình khu công nghiệp (KCN) đô thị- dịch vụ đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN. Vậy việc chia cắt KCN và đô thị- dịch vụ có thực sự hợp lý?

Năm 2019 được các chuyên gia đánh giá là năm của Bất động sản Công nghiệp. Khi phân khúc này có nhiều triển vọng nhờ việc chuyển dịch nhà máy sản xuất tới Việt Nam của các Tập đoàn đa quốc gia sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cùng với định hướng của Nhà nước.

Nhất là sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế ban hành có hiệu lực. Nghị định này đã chỉ ra việc quy hoạch KCN kết hợp Đô thị - Dịch vụ là mô hình mới đang được các nhà đầu tư quan tâm.

(Các chuyên gia, diễn giả tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam)

Các chuyên gia, diễn giả tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2019, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, cho rằng mô hình này thực chất không mới. Thậm chí, không nên dùng từ “phát triển” mà phải là cơ hội mới, xu thế mới để nói về một khả năng đầu tư dành cho mọi doanh nghiệp. Hơn thế, mô hình này còn đảm bảo sự duy trì bền vững của KCN.

(TS. Trần Đình Cung phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam)

TS. Trần Đình Cung phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thương mại điện tử cũng đang tạo nên nhu cầu phát triển, nhu cầu hạ tầng và công nghệ hiện đại, kết nối xuyên suốt và đồng bộ. Trong khi đó, Việt Nam lại đang thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn FDI cam kết năm 2018 đạt gần 35.46 tỷ USD, tổng vốn FDI vào KCN/KKT và vốn tăng thêm đạt 8.3 tỷ USD.

Theo TS Cung, ngành công nghiệp chủ đạo hiện nay phần lớn vẫn là ngành sản xuất cơ bản, chủ yếu là thâm dụng vốn lao động với hạ tầng, nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Yêu cầu này đòi hỏi phải dịch chuyển sản xuất hàng hóa lên bước cao hơn. Những ngành nghề sử dụng lao động hiệu quả và hàm lượng công nghệ cao sẽ là thế hệ khách thuê bất động sản công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm chất lượng cao. Chính vì vậy mà cần có những cách tiếp cận tổng thể, không chia cắt KCN và Đô thị - Dịch vụ, không chia cắt “phụ trợ” và “không phụ trợ”; không giới hạn hay khống chế đất khu đô thị và đất công nghiệp.

Hiện nay, trên thế giới, mô hình KCN – Đô thị Dịch vụ được triển khai trên nhiều quốc gia và rất thành công như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức,… Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể KCN – Đô thị - Dịch vụ, như: KCN Đô thị Dịch vụ VSIP tại Bình Dương, Bắc Ninh,…

Cũng tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam, ông Lê Anh Dũng (Giám đốc Kinh doanh và Phát triển Hạ tầng các KCN) Công ty TNHH TNI Holdings cho rằng: “Với định hướng thu hút các dự án chất lượng, đảm bảo các tiêu chí xanh., sạch và có hàm lượng công nghệ cao, TNI đã và đang chủ động nghiên cứu các mô hình mới trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm thu hút các dự án có quy mô lớn và giá trị cao”.

(Ông Nguyễn Minh Huân – Giám đốc Phát triển Dự án TNI Holdings nhận giải thưởng Top 50 dịch vụ đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng các khu công nghiệp vào ngày 6/1/2019)

Ông Nguyễn Minh Huân – Giám đốc Phát triển Dự án TNI Holdings nhận giải thưởng Top 50 dịch vụ đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng các khu công nghiệp vào ngày 6/1/2019

Việc phát triển phát triển mô hình KCN kết hợp Đô thị - Dịch vụ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa đảm bảo cuộc sống của người lao động trong KCN và sau này tiến tới môi trường làm việc, sinh sống đẳng cấp quốc tế với các ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại. Rõ ràng, có thể nhìn thấy tiềm năng của mô hình kết hợp giữa KCN và Đô thị - Dịch vụ và có câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao không nên chia cắt KCN và Đô thị - Dịch vụ?”

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top