Aa

Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản

Chủ Nhật, 25/02/2018 - 14:01

Hà Nội tiếp tục là "đại công trình" nhà chung cư?; Nợ đầm đìa, Thuận Thảo Nam Sài Gòn bị phát mãi hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM; Hai "ngòi nổ" kích hoạt thị trường bất động sản phía Tây Sài Gòn năm 2018; Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản;… là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Hà Nội tiếp tục là "đại công trình" nhà chung cư?

Theo kế hoạch trong năm 2018, Hà Nội sẽ thu hồi đất của trên 1.400 công trình, dự án với diện tích 4.654,27ha. Trong số này, nhiều dự án thu hồi đất để triển khai các dự án đô thị mới, khu nhà ở, các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

Cụ thể, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc mới đây ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2018; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố năm 2018.

Không phải chờ đến khi Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3  được UBND TP Hà Nội phê duyệt, thực tế hiện nay dọc hai bên tuyến đường này hàng loạt cao ốc đã được

Không phải chờ đến khi Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 được UBND TP Hà Nội phê duyệt, thực tế hiện nay dọc hai bên tuyến đường này hàng loạt cao ốc đã được 'mọc' lên (Ảnh khu chung cư Kim Văn-Kim Lũ cao từ 30-40 tầng-nơi bị điều chỉnh quy.

Theo đó, thông qua danh mục 1.415 công trình, dự án thu hồi đất với diện tích 4.654,27ha. Kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng: Trên cơ sở danh mục dự án đã được HĐND TP thông qua tại Nghị quyết này, các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối kinh phí trong Nghị quyết HĐND TP về phân bổ dự toán ngân sách năm 2018.

Xem chi tiết tại đây.

Tầng lớp trung lưu đang thay đổi bất động sản

Phó Giám đốc điều hành và Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam, Troy Griffiths cho biết các quốc gia mới hoặc đang phát triển với tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh, điển hình như Việt Nam, đã đem đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tại thị trường nhà ở. Đây là tầng lớp nhà giàu mới nổi, nhóm người trẻ có thu nhập cao, ổn định và có khả năng chi trả tốt cho tài sản giá trị là bất động sản.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu ở các quốc gia này còn đi đôi với bùng nổ đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông. Ông Troy Griffiths giải thích, đây là nhu cầu phát triển tất yếu vì khi nguồn thu nhập của hộ gia đình ngày càng cao. Số lượng sở hữu ôtô lớn hơn, gây áp lực không nhỏ cho hệ thống giao thông tại các thành phố như Hà Nội và TP HCM, buộc các đô thị này phải đầu tư bài bản cho hạ tầng. 

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu tại các đô thị lớn của quốc gia đang phát triển đang mở ra nhiều cơ hội cho bất động sản nhà ở và thương mại. Ảnh: Quỳnh Trần.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu tại các đô thị lớn của quốc gia đang phát triển đang mở ra nhiều cơ hội cho bất động sản nhà ở và thương mại. Ảnh: Quỳnh Trần.

Lãnh đạo Savills Việt Nam đánh giá, ngoài hạ tầng, nguồn vốn cho giao thông công cộng tại các thành phố đang phát triển cũng được cân nhắc xã hội hóa như một giải pháp tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Điển hình là các tuyến metro mới có khả năng đã, đang và sẽ mở ra cơ hội cho hàng loạt các dự án bất động sản ăn theo.

Xem chi tiết tại đây.

Thiếu vốn nhiều dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên bị dang dở

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng mới đây cho biết, đến nay chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (giai đoạn 2009-2015) đã có 89/95 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

Các dự án đã cung cấp chỗ ở cho khoảng gần 220.000 sinh viên, còn lại 6 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện. Số lượng sinh viên, học sinh đã được bố trí vào ở đạt tỷ lệ bình quân chung khoảng 83%.

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai – Hà Nội) được xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, một số tòa đã đi vào hoạt động gần 3 năm nhưng chỉ đạt khoảng 30%, nhiều hạng mục đã thi công xong phần thô nhưng do chưa có nguồn vốn nên dừng triển khai (Ảnh Seatimes).

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai – Hà Nội) được xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, một số tòa đã đi vào hoạt động gần 3 năm nhưng chỉ đạt khoảng 30%, nhiều hạng mục đã thi công xong phần thô nhưng do chưa có nguồn vốn nên dừng triển khai (Ảnh Seatimes).

Được biết, nhà nước đã dành nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng dự án nhà ở cho sinh viên. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) hoặc ngân sách nhà nước để tiếp tục triển khai thực hiện các dự án của chương trình đã hết và không được cân đối từ năm 2016 đến nay.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết, một số dự án mặc dù đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng công trình nhưng lại thiếu vốn đầu tư nội thất, bên cạnh đó một số dự án nhà ở sinh viên được bố trí tại các vị trí chưa có hạ tầng kết nối.

Xem chi tiết tại đây.

Hai "ngòi nổ" kích hoạt thị trường bất động sản phía Tây Sài Gòn năm 2018

Theo giới chuyên môn, hai "ngòi nổ" được cho là quan trọng nhất nhằm kích hoạt thị trường BĐS khu vực này trong năm 2018 phải kể tới là dự án xây dựng cầu Bình Tiên bắc qua kênh Đôi và dự án chỉnh trang đô thị dọc bờ Nam kênh Đôi.

Quận 8 được biết đến như một đầu mối tập trung hàng hoá, nông sản từ miền đông, miền tây với các kho tàng bến bãi, chợ đầu mới lớn. Từ vị trí trọng yếu đó, với sự phát triển của hạ tầng Quận 8 sẽ tận dụng để phát huy ưu thế cửa ngõ của TP. HCM, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đô thị Quận 8 văn minh hiện đại và phát triển bền vững, một lãnh đạo của UBND Quận 8 cho biết.

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kế hoạch triển khai các dự án giao thông trọng điểm, quy hoạch lại khu vực cư dân trong thời gian tới, nhiều đại gia bất động sản đã nắm bắt trước xu hướng và đang đổ tiền đầu tư vào khu vực này.

Theo các chuyên gia, với hai 'ngòi nổ' này, Quận 8 đang nổi lên như một điểm nhấn mới đầy sức hút trên thị trường bất động sản TP. HCM.

Xem chi tiết tại đây.

Nợ đầm đìa, Thuận Thảo Nam Sài Gòn bị phát mãi hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM

Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Phú Tài vừa thông báo chào bán toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn (thuộc Công ty cổ phần Thuận Thảo) và 95 khách hàng cá nhân liên quan với tổng giá trị gần 2.300 tỷ đồng (tạm tính đến 31/12/2017).

Trong đó, dư nợ gốc BIDV Phú Tài cho Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 cá nhân trên vay hơn 1.208 tỷ đồng. Phần lãi tính đến cuối năm ngoái là 1.070 tỷ đồng.

Các tài sản của Thuận Thảo Nam Sài Gòn bị BIDV Chi nhánh Phú Tài phát mãi gồm: Trụ sở công ty (100B Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1) với diện tích đất: 275,04 m2, diện tích sàn: 212,82 m2; hai khu đất tại Khu phố 2, Khu phố 4, Thị trấn Tân Túc, H.Bình Chánh với tổng diện tích 22 ha; 5,2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Thuận Thảo (mã chứng khoán: GTT) đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM.

Tuy nhiên, được biết, hiện cổ phiếu GTT có giá giao dịch chỉ khoảng 500 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, toàn bộ tài sản thế chấp của khối cổ phiếu này hiện chỉ có giá trị khoảng 3 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Năm ổn định của thị trường bất động sản

Năm 2017, nhìn tổng thể, thị trường bất động sản đã tăng trưởng trở lại với mức tăng khoảng 4,07% so với năm 2016. Trong đó, phân khúc thị trường nhà ở vừa túi tiền (loại trung cấp và bình dân) đáp ứng nhu cầu thực của người tiêu dùng vẫn là phân khúc chủ đạo, chiếm 74% thị phần, có tính thanh khoản cao và phát triển bền vững, nhưng vẫn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu.

Dự báo ở 2018, nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt khi ở những đô thị lớn như TP.HCM khi các đối tượng cặp vợ chồng - gia đình trẻ, người có thu nhập trung bình đông đảo vẫn đang có mong muốn sở hữu ngôi nhà-an cư. Theo đó, phân khúc thị trường căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 01 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của thị trường bất động sản.

Dự báo chuyển động một số phân khúc khác như sau: Phân khúc nhà ở xã hội sẽ phát triển mạnh hơn; phân khúc thị trường cao cấp sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ để phù hợp với sức mua của thị trường; dự báo phân khúc thị trường condotel, đất nền phân lô sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nóng và tình hình tranh chấp ở các chung cư tiếp tục diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp, cần được kiểm soát và xử lý hiệu quả, kịp thời.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top