Aa

Thanh khoản nghèo nàn, cổ phiếu hồi lên: Giữ hay bán?

Thứ Sáu, 25/05/2018 - 06:01

Chuỗi ngày khốc liệt vẫn tiếp tục với thị trường chứng khoán Việt Nam. Khởi đầu là một cây nến đỏ dài bán thẳng xuống để rồi 7 tuần trôi qua, nhiều nhà đầu tư phải trả một cái giá quá đắt khi tài khoản sụt giảm thê thảm?

Thị trường hồi lên, giữ hay bán?

Với thị trường trong những tuần gần đây, người cầm tiền rất nhàn, giảm mạnh thì "mua nhặt" dần còn không thì đứng ngoài làm “khán giả”. Quyền đàm phán giá không thuộc về người nắm giữ cổ phiếu vì thế bất lợi đang dồn hết về phía họ.

gd

 Nến đỏ dài  thể hiện thanh khoản nghèo nàn của thị trường chứng khoán

Có thể, Vn-index mất mốc 1.000 điểm chỉ mang tính tâm lý nhưng điều quan trọng hơn là danh mục đang tổn thương rất nặng, kể cả những “món hàng” vừa bắt đáy. Vì thế khi nền tảng tích lũy bị phá vỡ thì “hành động” của nhà đầu tư sẽ trở nên hỗn loạn – minh chứng là phiên giao dịch hôm 22/5, các nhà đầu tư đã phải dẫm đạp lên nhau để tháo chạy bởi lệnh khớp của đa số mã cổ phiếu không thể kìm hãm đà giảm của thị trường. Các Bluechips tiếp tục giảm sâu, thủng hết các vùng hỗ trợ mạnh và phá vỡ xu thế tăng khiến tâm lý bi quan lan rộng khắp sàn, đà bán lan tỏa đến các cổ phiếu vừa và nhỏ khác. Giờ đây, để hình thành lại một vùng cân bằng mới thì chỉ có thể là ở mức thấp hơn. Xuất phát từ khả năng chịu lỗ tới việc sử dụng margin như thế nào càng khiến nhà đầu tư thêm phần áp lực và phải gia tăng bán để đưa tài khoản về trạng thái an toàn hơn.

Với thị trường ở giai đoạn này, dòng tiền có thể đang tăng lên ở các nhịp giảm mạnh, một mặt phản ánh tâm lý tháo chạy lên cao, một mặt thể hiện phản ứng của người cầm tiền. Cả hai yếu tố này đều tích cực, vì bán càng lớn, càng nhanh thì càng sớm giải phóng hết hàng mắc kẹt. Thanh khoản càng cao tức là tiền vào bắt đáy càng nhiều. Chỉ có điều giá sẽ rơi mạnh trong ngắn hạn mới nhanh tới điểm cân bằng. Vì vậy, câu hỏi bán hay giữ với nhà đầu tư lúc này phụ thuộc vào số “âm” trong tài khoản?

Thị trường vẫn còn nhiều “vật cản”!

Theo các chuyên gia, giá trị giao dịch thấp, thanh khoản thấp là động thái cho thấy thị trường có thể tạo đáy. Nhưng thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc cầu vào yếu ớt và nếu tình trạng cầu yếu tiếp tục xảy ra thì khó có thể mong thị trường tăng trở lại.

Đáng lo ngại là tình trạng cầu thấp này có thể duy trì lâu bởi vì hiện hay USD đã tăng giá so với các đồng tiền khác, rủi ro đầu tư vào thị trường mới nổi kéo theo đó cũng sẽ tăng cao. Cộng với đó là giá dầu tăng làm tăng nỗi lo lạm phát và dự đoán khả năng FED tăng lãi suất cuối quý II/2018 khá cao.

Đáng ngại hơn nữa, đây đều là những yếu tố vĩ mô nên không thể giải quyết trong “một sớm một chiều” vậy nên lấy lý do gì để dòng tiền quay trở lại? Hơn nữa, nhịp giảm trong các phiên giao dịch ở những tuần gần đây khác biệt hoàn toàn so với nhịp giảm đầu quý I/2018 - thời gian mà giá dầu chỉ 50, 60… lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm dưới 3% và nhiều cổ phiếu đang ở vùng giá đẹp.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top