Aa

Thanh tra phát hiện một số sai phạm của HUD

Thứ Hai, 17/07/2017 - 14:00

Sắp có bước đột phá mới cho BĐS du lịch tại Đà Nẵng, Hà Nội yêu cầu kiểm soát dân số các dự án nhà ở, Nợ đọng trong xây dựng cơ bản lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, Thanh tra phát hiện một số sai phạm của HUD... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Sắp có bước đột phá mới cho BĐS du lịch tại Đà Nẵng

Ngoài các yếu tố về thiên nhiên, con người, theo JLL, một trong những điều quan trọng nhất tạo nên bước đột phá cho thị trường BĐS du lịch tại Đà Nẵng trong thời gian tới chính là hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật, trong đó, vận tải hàng không giữ một vị trí tất yếu. “Vận tải hàng không quốc tế tại Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ như việc mở rộng sân bay cộng với việc khai trương nhà ga mới trong quý I/2017 với sức chứa hiện tại khoảng 6,5 triệu lượt người/năm. Đây là sân bay lớn thứ ba trong cả nước sau sân bay quốc tế Nội Bài tại Hà Nội và Tân Sơn Nhất ở TP.HCM”, JLL nhấn mạnh.

Một cơ hội quan trọng để Đà Nẵng tiếp tục cải thiện khả năng kết nối hàng không chính là AirAsia Thailand bắt đầu khai thác tuyến Bangkok - Đà Nẵng vào tháng 4/2017, và tiếp tục phát triển thêm các chuyến bay đến các trung tâm du lịch lớn hơn tại châu Âu.

Xem thêm tại đây. 

Phân bổ 2.000 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội

Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã gửi công văn xin ý kiến Bộ Xây dựng về chính sách tín dụng hỗ trợ chương trình phát triển NƠXH.

Phúc đáp tỉnh An Giang, Bộ Xây dựng có Công văn số 1429/BXD-QLN, ngày 23/6/2017 trả lời vấn đề này.

Cụ thể, theo Bộ Xây dựng, ngày 29/5/2017, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có văn bản số 2337/NHCS-TDSV gửi Văn phòng Chính phủ trả lời văn bản số 785/UBND-KTN của UBND tỉnh An Giang, theo đó Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai cho vay hỗ trợ NƠXH khi có nguồn vốn.

Về nguồn vốn thực hiện cho vay hỗ trợ NƠXH, theo quy định của pháp luật về NƠXH (Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương theo kế hoạch hàng năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách hỗ trợ NƠXH (Khoản 1, Điều 29 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP).

Khu đô thị NƠXH Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: Kháng Trần.

Khu đô thị NƠXH Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: Kháng Trần.

Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ bổ sung Chương trình NƠXH vào danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, để bố trí ngay trong năm 2017.

Ngày 26/4/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản số 102/UBTVQH14-TCNS gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại, theo đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng, trong đó dành một phần bổ sung cho chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng trong trường hợp còn thiếu, số còn lại bổ sung cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng NƠXH.

Xem thêm tại đây. 

Hà Nội yêu cầu kiểm soát dân số các dự án nhà ở

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc xác định dân số của các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP.

Theo UBND TP. Hà Nội, thời gian qua địa phương này nhận được nhiều đề nghị chấp thuận quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng các công trình hỗn hợp, nhà ở. Trong đó, liên quan đến chỉ tiêu diện tích sàn sử dụng bình quân căn hộ, quy mô dân số của một số dự án chưa phù hợp.

Cụ thể, các bản đồ án quy hoạch chưa dự báo chính xác được quy mô dân số tối đa của dự án. UBND TP. Hà Nội cho biết, đây là nguyên nhân gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát gia tăng dân số. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến hạ tầng đô thị tại các dự án khi triển khai thực hiện đi vào khai thác vận hành.

Do đó, UBND Thành phố giao các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan: Khi nghiên cứu, thẩm định, góp ý, thông tin với các đơn vị hoặc báo cáo, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương, phê duyệt quy hoạch, kiến trúc dự án.

Xem thêm tại đây. 

Nợ đọng trong xây dựng cơ bản lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng

Theo số liệu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra tại buổi họp cho ý kiến về Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ diễn ra trung tuần tháng 4/2017, chỉ tính riêng nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách Trung ương tính đến hết kế hoạch năm 2016 đã là 9.557,6 tỷ đồng.

Còn trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, đến đầu năm 2016, số nợ đọng là hơn 15.000 tỷ đồng (báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại hội thảo cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tổ chức tháng 10/2016). 

Hàng loạt các công trình

Nợ đọng xây dựng cơ bản trên cả nước khoảng 30 - 40 nghìn tỷ đồng? (ảnh minh họa)  

Các địa phương có nợ đọng lớn gồm: Bắc Ninh trên 1.600 tỷ đồng, Thanh Hóa hơn 1.500 tỷ đồng, Thái Bình khoảng 1.200 tỷ đồng, Vĩnh Phúc hơn 900 tỷ đồng...

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM nhận định, số nợ xấu (trên 160.000 tỷ đồng tính đến hết 2016), bao gồm cả 90.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong nhiều năm nay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi hàng loạt đơn vị đang bị nợ tới vài nghìn tỷ đồng.

Xem thêm tại đây. 

Bị thanh tra quy: Chậm nộp phạt sử dụng đất trên trăm tỷ đồng, HUD khẳng định: Đã nộp đầy đủ!

Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kết thúc cuộc thanh tra tại 2 dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và phát hiện một số sai phạm tại đây.

Cụ thể, tại dự án "Cải tạo chỉnh trang tuyến phố Ngô Gia Tự và Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị (ĐTM) mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội"- một dự án thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, cơ quan thanh tra đã phát hiện một số sai phạm của Tổng công ty này trong việc triển khai dự án.

Thanh tra Chính phủ phát hiện một số sai phạm trong 2 dự án do HUD làm chủ đầu tư

Thanh tra Chính phủ phát hiện một số sai phạm trong 2 dự án do HUD làm chủ đầu tư

Dự án này có qui mô 302,5 ha, với tổng mức đầu tư lên tới trên 3.273 tỷ đồng (vốn tự có +vốn huy động), thực hiện trong thời gian tương đối dài: 2004-2016.

Sai phạm đáng kể nhất của HUD trong thực hiện dự án này là về thực hiện nghĩa vụ tài chính, chủ yếu là tiền sử dụng đất dự án.

Cho đến thời điểm thanh tra (các năm 2015-2016), mặc dù HUD đã nộp số tiền sử dụng đất các các ô: HH4, HH5, HH6 nhưng cơ quan thanh tra vẫn xác định HUD đã vi phạm quy định, nộp tiền chậm.

Xem thêm tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top