Aa

Thị trường bất động sản: Dòng chảy thanh khoản tiếp tục ấn tượng

Thứ Ba, 13/02/2018 - 14:00

Giải tỏa sự bế tắc một thập kỷ trong cải tạo chung cư cũ; Thị trường bất động sản: Dòng chảy thanh khoản tiếp tục ấn tượng; Hà Nội: Lập đoàn kiểm tra xử lý các “căn bệnh” tại chung cư... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Cải tạo chung cư cũ: Giải tỏa sự bế tắc một thập kỷ!

Những nếp nhà tập thể hay còn gọi là chung cư cũ đã từng là hình ảnh lãng mạn, ấn tượng của kiến trúc Việt Nam những năm 90 của thế kỷ XX. Nơi đây cũng trở thành kho tàng lưu giữ những ký ức và nếp sống đô thị cả một thời kỳ.

Tuy nhiên, theo thời gian, khi cuộc sống “thay da đổi thịt” từng ngày, những khu nhà tập thể vẫn mặc nhiên đứng đó, trở nên cũ kỹ, già cỗi với tường sơn tróc vàng, lồng sắt cheo leo, chật chội, và thậm chí… xuống cấp đến mức đe dọa tính mạng con người. Thế nhưng bài toán cải tạo chung cư cũ lại không hề dễ giải. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh khiến các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp trăn trở.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: Dòng chảy thanh khoản tiếp tục ấn tượng

Năm 2017, lượng giao dịch bất động sản cả nước tăng mạnh so với năm 2016. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP.HCM, có 64.263 giao dịch thành công (chưa kể đất nền dự án), chủ yếu là sản phẩm chung cư giá rẻ và trung cấp. Tồn kho tiếp tục giảm 17% so với thời điểm tháng 12/2016 (tính đến ngày 20/11/2017 còn hơn 25.700 tỷ đồng). Đây chính là con số đáng mong đợi của các nước Đông Nam Á.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam, dù giao dịch tăng mạnh, nhưng giá cả bất động sản nói chung ổn định, trong đó giá chung cư tăng nhẹ khoảng 5%, đất nền tăng khoảng 10%.

Trong khi đó, với sự chỉ đạo của Chính phủ, tín dụng bất động sản đã đi đúng hướng, an toàn hơn rất nhiều so với trước đây. Đến hết năm 2017, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 470.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 8% tổng dư nợ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá bán căn hộ tại Thủ Thiêm dự kiến vẫn tiếp tục gia tăng

heo ghi nhận của JLL, hiện phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư thông qua rất nhiều hình thức giao đất, hợp tác khác nhau. Điều này đồng nghĩa với thực trạng khan hiếm quỹ đất sạch còn lại để phát triển dự án ở Thủ Thiêm trong khi nhu cầu đầu tư vẫn đang tăng cao. Giá đất ở Thủ Thiêm đã tăng khoảng 30 – 40% trong vòng ba năm trở lại đây.

Hiện phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư thông qua rất nhiều hình thức giao đất, hợp tác khác nhau.

Hiện phần lớn quỹ đất ở Thủ Thiêm đã có nhà đầu tư thông qua rất nhiều hình thức giao đất, hợp tác khác nhau.

“Đây là mức tăng kỷ lục nhưng hợp lý bởi xuất phát điểm của giá đất tại Thủ Thiêm khá thấp, cơ sở hạ tầng của Thủ Thiêm đang dần hình thành và hoàn chỉnh, hầu hết các dự án nhà ở mở bán tại Thủ Thiêm được hấp thụ tốt đã phản ánh nguồn cầu cao của thị trường và Thủ Thiêm là quỹ đất cuối cùng còn lại của thành phố với quy hoạch tổng thể tốt, vị trí vô cùng đắc địa bên sông Sài Gòn và tiếp giáp trực tiếp quận 1.

Nhìn chung, giá đất ở Thủ Thiêm hiện ở mức khoảng 1/3 so với giá đất ở khu vực quận 1 và tương đối thấp hơn giá đất ở các quận liền kề quận 1 như quận 3 và quận 4. Ngoài sự tăng trưởng của giá đất ở Thủ Thiêm, các khu vực liền kề Thủ Thiêm ở quận 2 như khu vực Đồng Văn Cống, An Phú, Thảo Điền cũng có sự gia tang”, JLL nhận định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Lập đoàn kiểm tra xử lý các “căn bệnh” tại chung cư

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-SXD về việc thành lập Đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 9 thành viên, do ông Cù Quang Anh - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng làm Trưởng đoàn; ông Trần Ngọc Minh - Phó Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản làm Phó Trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước của các chủ đầu tư, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, Ban quản trị nhà chung cư trong việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư; Bàn giao và tiếp nhận hồ sơ nhà chung cư giữa chủ đầu tư và Ban quản trị; Bàn giao và tiếp nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư giữa Chủ đầu tư và Ban quản trị.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cân bằng bài toán kinh tế khi xây dựng công trình xanh

Theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, Việt Nam hiện chỉ có hơn 100 công trình xanh đạt chuẩn đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, con số này quá thấp so với hơn 2.100 dự án tại Singapore và gần 800 dự án tại Úc.

Theo nhiều chuyên gia, chi phí đầu tư vào công trình xanh chỉ cao hơn chi phí cho công trình thông thường ở các khoản ban đầu. Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Thế giới, mức chênh lệch này chỉ nằm ở 0,4 - 7%. Xét về lâu dài, công trình xanh sẽ giải được bài toán về kinh tế khi nó được thiết kế để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng trong suốt quá trình vận hành.

Về cơ bản hai chủ đề bền vững môi trường và hiệu quả năng lượng khi được nghiên cứu sâu sẽ có nhiều tính toán phức tạp về khoa học kỹ thuật nhưng kết quả cuối cùng lại đơn giản và liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính. Kết quả cần thiết của một nghiên cứu sâu trong thiết kế kiến trúc và năng lượng chính là chi phí đầu tư và chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình, kết hợp với doanh thu dự kiến sẽ tính ra được hiệu quả kinh doanh dài hạn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top