Aa

"Thủ tục được cắt giảm khiến doanh nghiệp mừng rơi nước mắt"

Thứ Năm, 26/07/2018 - 06:00

Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội nghị thúc đấy phát triển cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Tuy vậy, TS Nguyễn Đình Cung đánh giá đến nay công tác cải cách thủ tục hành chính so với mục tiêu là chưa đạt được, vẫn còn khoảng cách xa so với thế giới mà không thu hẹp được.

“Trong 3 năm vừa qua có nhiều cải cách được tiến hành. Trên thực tế có một số cải cách, giải pháp được đánh giá cao. Có những cải cách trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, thủ tục được cắt giảm mà cộng đồng doanh nghiệp họ mừng rơi nước mắt. Bởi bao nhiêu năm qua, các thủ tục này gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp khổ sở”, ông Cung khẳng định.

TS Nguyễn Đình Cung kể lại, có những thủ tục hành chính được cắt giảm khiến doanh nghiệp mừng rơi nước mắt bởi bấy lâu nay các thủ tục này đã làm khổ họ quá nhiều.

TS Nguyễn Đình Cung kể lại, có những thủ tục hành chính được cắt giảm khiến doanh nghiệp mừng rơi nước mắt bởi bấy lâu nay các thủ tục này đã làm khổ họ quá nhiều.

Dẫu vậy, khi nhìn nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành, ông Cung cho rằng sau hơn 3 năm chỉ giảm được 4.000 mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành là chưa nhiều.

“Vẫn còn tình trạng một mặt hàng nhưng chịu sự quản lý của cùng lúc 2 - 3 Bộ, ngành. Thậm chí, trong một Bộ, có từ 2 - 3 Cục cùng quản lý, kiểm tra một mặt hàng. Qua rà soát thấy vướng mắc, chúng tôi yêu cầu sửa văn bản hướng dẫn dưới Luật nhưng thường nhận được phản hồi bảo không “sửa đổi” vì quy định này nằm ở Luật. Thế nhưng, các Cục vụ này cũng không đưa kiến nghị sửa luật để gỡ khó cho doanh nghiệp. Vậy nên, nếu nhìn ở góc độ tổng thể hơn, rà soát như lâu nay không triệt để. Tôi cho rằng, chúng ta phải sửa từ luật”, ông Cung nói và nhấn mạnh rằng: “Vấn đề này cần phải thay đổi nhanh chóng, cùng với đó là sửa đổi các văn bản để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh".

Minh chứng cho những điều mình nói, ông Cung đã lấy dẫn chứng về một số Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, liên quan đến vấn đề kiểm dịch động vật khiến cộng đồng doanh nghiệp kêu ca, phàn nàn vì tốn kém chi phí, thời gian, bất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh.

Theo quan điểm của ông Cung, trên thực tế, vấn đề kiểm tra chuyên ngành đang kiểm soát trên cả trăm nhóm mặt hàng.

Hiện tại, số nhóm hàng kiểm tra chuyên ngành là hơn 1000 nhóm. Khi tiến hành cắt giảm, thông thường chúng ta chỉ nhóm có ít mặt hàng còn nhóm có nhiều mặt hàng giảm. Điều này dẫn đến tình trạng là kết quả cắt giảm của nhiều bộ cắt giảm chỉ mang lại kết quả về đạt được phần lớn số lượng hàng hóa cắt giảm chứ không đạt mục tiêu cắt giảm”, ông Cung bày tỏ quan điểm.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Viện trưởng Viện Ciem đưa ra kiến nghị: “Tổng cục Hải quan cần công khai và phân loại các danh mục mặt hàng đã giảm, các mặt hàng chưa giảm để chúng ta biết được các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành này thuộc phạm vi Bộ ngành nào, từ đó có các giải pháp hợp lý để cải cách, cắt giảm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp", ông Cung nói.

Đối với Cơ chế một cửa quốc gia, ông Cung cho rằng chỉ mới kết nối những thủ tục ít người sừ dụng, những thủ tục nhiều người sử dụng thì không kết nối. "Theo quan điểm của tôi, kết nối những thủ tục ít người sử dụng thì quyền lợi bị giảm đi ít, còn những thủ tục nhiều người dùng thì dường như chúng ta chưa kết nối do quyền lợi bị giảm đi nhiều", ông Cung nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Cung, vấn đề thực hiện cơ chế một cửa quốc gia là vấn đề có thể đẩy nhanh. "Hi vọng nhiệm kỳ này có thể kết thúc", ông Cung bày tỏ mong muốn.

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, quý II/2015 có 82.760 mặt hàng thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành, đến quý I/2018 còn 78.390 mặt hàng (giảm 4.403 mặt hàng).

Một số Bộ quản lý chuyên ngành đã bắt đầu thay đổi phương pháp quản lý và kiểm tra chuyên ngành, chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành từ trước thông quan sang sau thông quan. Bộ Công Thương cắt giảm gần hết Danh mục hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan, chuyển thời điểm kiểm tra hàm lượng Formaldehit đối với các sản phẩm dệt may sang sau thông quan.

Bộ Khoa học Công nghệ đã cắt giảm 91% số mặt hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan. Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định thay đổi căn bản phương pháp quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, giảm 95% mặt hàng không phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top