Aa

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Hữu Lễ
Hữu Lễ huule.baodnhn@gmail.com
Chủ Nhật, 18/06/2023 - 10:30

Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17m. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng.

Ngày 17/6, tỉnh An Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ khởi công Dự án Xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Được biết, Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài hơn 188km, tổng mức đầu tư hơn 44.690 tỷ đồng, được chia làm 4 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 3 có chiều dài 37km, vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng, do tỉnh Hậu Giang là cơ quan chủ quản, Sở GTVT làm chủ đầu tư.

Đơn vị thi công là Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) và Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX). Nhà thầu giám sát thi công là Liên danh Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng công trình giao thông miền Bắc (TEDINORTH) và Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình 625 (CIENCO 625).

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh có vật liệu thông thường phải giao trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu để khai thác cát phục vụ cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính, phát biểu tại buổi lễ; Sau một thời gian tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng để đến hôm nay tại An Giang và 3 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, chúng ta đồng loạt khởi công 4 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.

Trong thời gian rất ngắn khoảng 1 năm so với mức trung bình 2 năm so với cách triển khai thông thường, tỉnh An Giang và 3 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng cùng các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan… đã nỗ lực để khởi công đồng loạt 4 dự án thành phần với mục tiêu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc trong năm 2026. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi dự án tuyến đường bộ cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo sức lan tỏa, động lực và dư địa để phát triển kinh tế - xã hội khu vực; phát huy hiệu quả khai thác các tuyến trục dọc, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các trung tâm kinh tế trong khu vực, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trong vùng; từng bước hình thành trục kết nối, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Với kết quả đó, tôi đánh giá cao, biểu dương sự cố gắng nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, các Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn; đặc biệt là các tỉnh, thành phố đã phối hợp triển khai; biểu dương chính quyền và nhân dân 04 tỉnh, thành phố có dự án đi qua đã nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Dự án.

Kết quả đạt được rất đáng ghi nhận tuy nhiên công việc sắp tới còn rất lớn và nhiều thách thức. Đó là phải tiếp tục giải phóng mặt bằng các vị trí còn lại trong đó có nhiều vị trí tập trung đông dân cư, dễ phát sinh các khiếu nại. Đó là chuẩn bị khối lượng vật liệu xây dựng, bãi đổ thải rất lớn đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong cấp phép khai thác. Đó là thi công khối lượng công trình rất lớn trong khoảng thời gian không dài và chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết.

Ngoài ra, để công trình được hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng tiến độ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND các tỉnh thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng 5 vấn đề quan trọng để hoành thành đúng tiến độ;

Các đại biểu bấm nút khởi công dự án thành phần tại tỉnh An Giang

Dự án kết nối các tỉnh Nam sông Hậu với trục cao tốc Bắc – Nam tạo thành mạng lưới đường bộ cao tốc liên hoàn, sẽ là trục động lực kinh tế kết nối các cửa khẩu phía Tây Nam, đưa hàng hóa các tỉnh trong khu vực xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài thông qua cảng biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) sắp tới.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nằm trong mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 và là 1 trong những dự án được Bộ GTVT xác định ưu tiên đầu tư.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng hơn 189km, đi qua 4 tỉnh, thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng; Dự án thành phần 1 thuộc tỉnh An Giang dài 57km, tổng vốn 13.403 tỷ đồng; thành phần 2 qua Cần Thơ hơn 37km, tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng; thành phần 3 qua Hậu Giang có chiều dài khoảng 37km, tổng vốn hơn 9.600 tỷ đồng và thành phần 4 qua Sóc Trăng dài 58,37km, tổng vốn hơn 11.960 tỷ đồng.

Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17m. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư với quy mô 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 32,25m.

Về quy mô trạm dừng chân, có diện tích sử dụng khoảng 5,6ha. Trên tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dự kiến có 3 trạm dừng nghỉ nằm trên địa bàn các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Cụ thể, tại An Giang thuộc lý trình Km 22+300 ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú. Tại Cần Thơ thuộc lý trình Km 77-968 tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ. Còn tại Sóc Trăng thuộc lý trình Km 135+700 tại xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú.

Về khoảng cách bố trí giữa các trạm dừng nghỉ tuân thủ theo TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế (khoảng từ 50km đến 60km bố trí 1 trạm kỹ thuật).

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top