Ngày rằm tháng giêng, Hà Nội có một sân thơ thật ý nghĩa và giá trị, đúng như lời chào của các nhà thơ Việt Nam đón các bạn thơ, các nhà thơ quốc tế ở sân thơ Việt Nam: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/người với người sống để yêu nhau”.
Ngày Tết ở nông thôn có nhiều thú vui, nhưng thú nhất vẫn là chơi đu. Người nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối, Tết đến là tạm xếp sang bên tất cả mọi vất vả, cực nhọc, lo âu; và khi nhún cho đu bay lên khỏi ba kèo bốn cột thì thực sự chỉ còn cái cảm giác rạo rực, phơi phới của đất trời vào xuân.
Sáng mùng một thì bao giờ trẻ con cũng vòng tay trước người lớn để nhận mừng tuổi. Cũng vẫn bằng tiền xu. Một số cẩn thận đút ngay vào ống nứa, số rểnh rảng hơn thì luồn dây đeo vào cổ. Để làm gì, không phải mua ăn, vì Tết dẫu khổ mấy thì cũng có bữa no, mà để... đánh đáo.
Một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia súc đầy sân đầy chuồng, người già không ốm đau, trẻ con cất tiếng khóc chào đời… trong cái ngày xuân ấy, ai ai cũng chỉ mong cầu có vậy.
Bận rộn, buồn vui, thậm chí cả hờn giận, xích mích... cho đến khi ký vào bản can, rồi đón tay sách in thử vừa ra khỏi máy sờ vào nét chữ còn dính mực là anh em chúng tôi đều có một cảm xúc khó tả. Và khi tờ báo Tết dày dặn, xinh xắn đóng xén xong là mọi phiền muộn, mệt nhọc đều tan biến hết.
Ở sau triền đê một làng nghề có dòng sông Đáy, có những ruộng vẫn còn trồng mía tím, xa hơn một chút là dãy núi có chùa Thầy; đấy là quê Liên, cô gái lấy chồng còn giao hẹn, cho em về ăn tết với mẹ; tết đầu tiên sau khi xa nhà, để mẹ ở một mình dưới bãi, mẹ buồn trống trải lắm.
Cái Tết nào, khi nó sắp đến, cũng khiến lòng người chộn rộn chênh chao. Đâu đâu cũng thấy người, thấy hàng hoá, xe cộ. Kỳ lạ, đấy là những ngày mà tôi thấy nhớ nhung nhất những cái Tết đã trôi rất xa, đúng hơn, nhớ những tháng Chạp đã lùi vào trong quá khứ.
Trong một chu trình tuần hoàn khép kín, Tết là điểm “vượt qua” để bắt đầu một chu trình mới. Và người ta đã tìm thấy ở hình thức chúc nhau đầu năm một phương tiện tuyệt vời để trình mặt, trình bày với những người xung quanh mình.
Cái làng “Đông Bắc Cao Mật” ven sông Hồng quê tôi vẫn còn giữ lệ đàn ông nấu cỗ và bày cỗ. Nhà ai có việc hiếu việc hỉ, trong làng luôn có đội nấu cỗ sẵn sàng.
Cho đến bây giờ, mỗi khi bước chân vào khu nghĩa trang của dòng họ, tôi lại thấy những hơi thở ấm áp và gần gũi của những người đã khuất dâng lên. Cảm giác ấy là có thực. Và tôi nghe quanh tôi những giọng nói như tôi đã từng nghe trong những ngôi nhà của làng tôi.
Trước kia, khi những luống cải để làm giống cho mùa sau ở trong vườn bắt bầu lác đác hoa vàng là mẹ tôi lại nói “Tết sắp đến rồi”. Đó là thời gian của những ngày cuối tháng 11 âm lịch, đó cũng là thời gian các gia đình đã chuẩn bị cho một cái Tết.
Ngày nay, trước cơn lốc đô thị hóa, hiện đại hóa và đòi hỏi của tăng trưởng kinh tế, cấu trúc làng truyền thống đã và đang bị phá vỡ để thay vào đó là một cấu trúc mới “Phố trong làng” và được sắp đặt theo quy hoạch mới với những kiến trúc phi nông thôn xa lạ (?!).
LTS: Đất đai là nguồn lực quý hiếm của nước ta. Nguồn lực này đã giúp kinh tế Việt Nam phát triển trong nhiều năm qua, nhưng việc sử dụng nguồn lực này cũng để lại không ít hệ lụy. Đất nước đã đi lên từ đất, nhưng liệu người dân có giàu lên từ đất chưa?
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, làm rõ phản ánh của người dân liên quan đến việc Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây thu hồi đất trái phép.
"Tôi chẳng quan tâm mình có bao nhiêu tiền, quan trọng là tôi có đủ tiền để lo được cho cuộc sống của hàng chục nghìn nhân viên của mình hay không" - không đao to búa lớn, triết lý sống của vị "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản dân dã, dung dị như chính câu chuyện cuộc đời ông vậy.
Văn hóa ứng xử, hay lối sống trong các KĐTM không phải tự nhiên mà có. Vậy nó bắt đầu từ đâu? Không phải dễ trả lời. Phải chăng, nó phải được bắt đầu từ chính các đồ án quy hoạch, rồi đến nhà quản lý, chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, ban quản lý nhà chung cư cho đến từng hộ dân, từng cư dân.
Ví von một cách hình ảnh rằng "con kiến đi 1.000 bước chân cũng chưa thể đi xa bằng 2 bước phi của một chiến mã", PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 và những năm gần đây là ấn tượng, nhưng thay đổi cấu trúc mới là vấn đề then chốt.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 80 - 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tại Hội thảo "Kịch bản bất động sản Việt Nam 2019 nhìn từ những xung lực mới" nhiều nhà quản lý, chuyên gia kinh tế đều có cái nhìn lạc quan về thị trường bất động sản 2019.