Aa

Tìm lời giải cho cuộc “nội chiến chung cư"

Thứ Tư, 12/07/2017 - 06:01

“Găm” dự án, chủ đầu tư toan tính gì?; Tìm lời giải cho cuộc “nội chiến chung cư"; Liên kết sàn giao dịch địa ốc để dẹp “loạn” phí, nhiễu thông tin; Hà Nội: Nguồn cung khủng, giao dịch căn hộ vẫn tăng trưởng mạnh;... là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Tìm lời giải cho cuộc “nội chiến chung cư"

Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, thực chất trong giai đoạn bàn giao, không dự án nào tránh khỏi những thiếu sót hoặc không thống nhất về quan điểm đối với một số vấn đề kỹ thuật.

Cư dân, khách hàng nên trực tiếp phản hồi với chủ đầu tư để cùng chia sẻ, trao đổi và thống nhất được cách thức xử lý phù hợp, thay vì đưa nhau ra “diễu phố”, bởi đó không phải cách thức giải quyết các vấn đề tồn tại, tạo dựng một cộng đồng văn minh, đoàn kết.

Tranh chấp tại Thảo Điền Pearl đang căng thẳng bởi 4 năm nay chủ đầu tư không bàn giao sổ đỏ cho cư dân.

Tranh chấp tại Thảo Điền Pearl đang căng thẳng bởi 4 năm nay chủ đầu tư không bàn giao sổ đỏ cho cư dân.

“Thay đối đầu bằng đối thoại, cả cư dân lẫn chủ đầu tư sẽ được nhiều hơn là đẩy nhau sang hai bên chiến tuyến để quyết chiến, quyết thắng với nhau, bởi bên nào thắng thì dự án cũng đã “mang tiếng xấu”, thậm chí khó mua bán, bởi ai cũng ngại ở chung cư có tranh chấp, khiếu kiện”, luật sư Phượng nói.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc HưngThinh Land cũng cho rằng, tìm tiếng nói chung, thay đối đầu bằng đối thoại, là những giải pháp không mới song nó chính là “đầu sợi chỉ” trong mớ “bòng bong” của cuộc chiến chung cư.

Nếu túm được “đầu sợi chỉ”, mọi nút thắt chắc chắn sẽ được tháo gỡ trong “hoà bình”. Đây cũng chính là những tư vấn rất hữu ích để chủ đầu tư và cư dân tham chiếu khi cùng nhau giải quyết những cuộc “nội chiến chung cư”.

Xem chi tiết tại đây.

“Găm” dự án, chủ đầu tư toan tính gì?

Được tái khởi động từ đầu năm 2016, Dự án nhà ở cao tầng A10, Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những khu chung cư mới xây dựng đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh (huy động vốn từ tài sản hình thành trong tương lai) từ tháng 1/2017. Nhưng đến thời điểm này, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) vẫn chưa có thông tin chính thức về việc chào bán sản phẩm căn hộ tại dự án này (dù trên thị trường, một số môi giới bất động sản đã có thông tin mua bán “suất ngoại giao” từ lâu).

Theo nguồn tin từ chủ đầu tư, việc xác định giá bán, cũng như phương thức bán hàng đang là những vấn đề chính, khiến dự án chưa thể chính thức bán ra thị trường. Hàng loạt dự án căn hộ chung cư khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm đang được chào bán cũng là một yếu tố khiến Handico phải toan tính trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt.

Tương tự, Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Ngân hàng BIDV tại các lô đất CT2, CT7, TT1, TT3, TT4, TT5, TT8, TT9 thuộc Khu đô thị mới Nam An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) dù được Sở Xây dựng Hà Nội đồng ý cho phép huy động vốn từ tháng 1/2016, nhưng đến nay, thông tin về dự án này khá “im lìm”. Các sản phẩm tại dự án này ban đầu được định vị ở phân khúc bất động sản cao cấp (diện tích lớn, giá thành cao) từ những năm 2012 trở về trước, nay không còn phù hợp với thực tế thị trường và chủ đầu tư đang mắc kẹt bởi chính ý tưởng của mình trước đây.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Nguồn cung khủng, giao dịch căn hộ vẫn tăng trưởng mạnh

Trong quý II/2017, thị trường Hà Nội có 16 dư án mở bán mới và 11 dự án mở bán thêm với tổng số 6.850 căn hộ, tăng 5% theo quý và 13% theo năm.

Nguồn cung sơ cấp đạt 24.550 căn, tăng 2% theo quý và 42% theo năm. Nguồn cung thứ cấp là 163.400 căn, tăng 18% theo năm.

Tổng cộng có 6.800 căn hộ được tiêu thụ trong quý, tăng 5% theo quý và tăng 13% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 28%, tăng 1% theo quý nhưng giảm 7% theo năm.

Tổng nguồn cung và căn hộ bán được đã có sự tăng trưởng trong quý II/2017.

Tổng nguồn cung và căn hộ bán được đã có sự tăng trưởng trong quý II/2017.

Theo phân khúc, căn hộ Hạng B vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung và số căn bán được. Căn hộ Hạng A cũng đạt được sự biến chuyển tích cực khi số căn bán được tăng đáng kể so với các năm trước.

Tuy vậy, so với quý I, khối lượng giao dịch căn hộ Hạng A có sự suy giảm (giảm 20% theo quý). Giá sơ cấp của căn hộ Hạng A cũng giảm 3% so với quý trước, neo ở mức 1.320 USD/m2. Trong khi đó, giao dịch Hạng B tăng 16% theo quý và Hạng C tăng 28% theo năm.

Theo địa bàn, khu tây – với các quận Hoàng Mai, Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân - vẫn tiếp tục dẫn đầu nguồn cung.

Trong tương lai, đây cũng là khu vực chiếm tới 60% tổng nguồn cung của toàn thị trường Hà Nội. Riêng 2 quận Hoàng Mai và Hà Đông đều có nguồn cung từ 10.000  - 20.000 căn.

Xem chi tiết tại đây.

Liên kết sàn giao dịch địa ốc để dẹp “loạn” phí, nhiễu thông tin

Việc không ít “cò” nhà đất, môi giới tự ý thổi giá mua bán căn hộ, chèo kéo gây áp lực khách hàng thu thêm phí môi giới là chuyện không mới trên thị trường bất động sản.

Phạm vi hoạt động của môi giới kéo dài từ những dự án mới mở bán đến những căn hộ, nhà đất chuyển nhượng lại trực tiếp từ chủ nhà. Người mua phải chấp nhận chi trả để ua được căn hộ dự án phù hợp, hoặc phải trả phí chuyển nhượng cao hơn thỏa thuận.

Liên kết sàn giao dịch giúp giải quyết tình trạng loạn phí và nhiễu thông tin cho người mua nhà.

Liên kết sàn giao dịch giúp giải quyết tình trạng loạn phí và nhiễu thông tin cho người mua nhà.


Các trường hợp này xảy ra phổ biến với các đối tượng môi giới không chân chính, khác với các môi giới vẫn đang hoạt động liên tục nhằm kết nối chủ đầu tư, người bán nhà và người mua nhà, thu đúng phí. 

Sau khi dự án hoàn thành và bàn giao, nhà đầu tư và cư dân lại gặp vấn nạn môi giới thu phí cao. Thay vì môi giới bán nhà hoặc môi giới cho thuê phổ biến lấy phí 1% giá trị bán và 1 tháng phí hợp đồng cho thuê 12 tháng, không ít trường hợp đòi cao hơn.

Tình trạng môi giới không chân chính nói trên ém hàng, ém thông tin nhằm thúc đẩy tiến độ mua bán, đến khi chủ mới nhận chuyển nhượng mới vỡ ra thêm nhiều phát sinh khiến cho thương vụ bị trục trặc gây mất thời gian, hoặc tranh cãi phiền phức, thậm chí ôm phần thiệt vì quá tin vào môi giới.

Xem chi tiết tại đây.

“Đã đến lúc chấm dứt cơ chế đổi đất lấy hạ tầng”

GS. Đặng Hùng Võ cho biết, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” được coi như sáng kiến của Bà Rịa – Vũng Tàu từ nửa đầu những năm 1990. Vào thời điểm đó, ngân sách nhà nước tại địa phương không đủ để phát triển hạ tầng mà Nhà nước lại chỉ có đất đai là quý. Vì vậy, Nhà nước hợp đồng với nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng và sẽ trả công bằng đất đai.

Trên thực tế, hạ tầng thường là một con đường nào đó và đất đem đổi là đất hai bên đường. Vấn đề ở đây là giá trị đem ra đánh đổi như thế nào? Cụ thể, giá trị con đường được xây dựng do ai định giá, quyết toán, kiểm toán hay lấy theo giá trị khái toán trong dự án? Đất đai hai bên đường đem đổi lấy con đường được tính theo giá đất nông nghiệp hay đất ở, đất ở đã có con đường hay chưa có con đường? Tất cả phần giá trị đổi chác hoàn toàn chưa rõ ràng.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, sau khi Bà Rịa – Vũng Tàu đổi đất lấy hạ tầng thành công ở một số dự án, nhiều địa phương khác đã áp dụng kinh nghiệm này trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, như Quảng Ninh, Hà Tây (cũ).

Xem chi tiết tại đây.

25 thương vụ M&A BĐS đình đám nửa đầu năm 2017

Được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế "trong mơ" như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính trị ổn định và nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Lượng vốn FDI đang không ngừng gia tăng trong những năm qua. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 19,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng để đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Trong đó, thị trường BĐS dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017 với hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Cái bắt tay giữa các nhà đầu tư nước ngoài - với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm cùng các tập đoàn nội địa - những đơn vị đang nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại, được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hơn trong tương lai. 

Được biết, hiện có hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top