Aa

Tín dụng bị siết, doanh nghiệp địa ốc ứng xử ra sao?

Thứ Sáu, 11/01/2019 - 14:01

Tín dụng bị siết, doanh nghiệp địa ốc ứng xử ra sao?; Bộ Xây dựng lưu ý Hà Nội cần tập trung giải quyết tranh chấp chung cư; Tổng giám đốc Novaland: Vốn hoá bốc hơi 7.000 tỷ đồng, dù vụ việc chỉ là kiểm tra bình thường; ... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Tín dụng bị siết, doanh nghiệp địa ốc ứng xử ra sao?

Từ 1/1/2019, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng đã  giảm về 40% từ mức 45% năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc tín dụng bất động sản sẽ bị siết lại.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, từ đầu tháng 10/2018, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến đầu tháng 12/2018, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND ở các kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng từ 5,3 - 6,5%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức phổ biến 6,5 - 7,3%/năm. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, ở nhiều ngân hàng thương mại, mức lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã cán mốc 8,5%/năm, thậm chí xấp xỉ 9%/năm.

Đơn cử, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất huy động thông thường kỳ hạn 6 tháng là 7,1%/năm, nhưng nếu tham gia sản phẩm tiết kiệm Đắc Lộc Tài cùng kỳ hạn sẽ được lãi suất tới 8,1%/năm.

Lãi suất cho vay bất động sản đang tăng dần. Ảnh: Dũng Minh

Lãi suất cho vay bất động sản đang tăng dần. Ảnh: Dũng Minh

Tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank), khách hàng gửi tiền từ 12 tháng trở lên nhận lãi suất 8%/năm. Còn mức lãi suất tiền gửi cao nhất đang được ngân hàng này áp dụng ở kỳ hạn từ 24 tháng 8,6%/năm.

Việc lãi suất huy động tăng gây áp lực đã tác động lên mặt bằng lãi suất cho vay với doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua nhà.

Trong vai người có nhu cầu vay vốn mua nhà, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản hỏi vay ở một số ngân hàng thương mại cổ phần thì thấy mức lãi suất cho vay đều tăng khoảng 2% so với cuối năm 2017. Cụ thể, nếu cuối năm 2017, lãi suất cho vay trung hạn mua nhà của các ngân hàng ở mức 8 - 9%/năm, thì nay một số ngân hàng áp mức 10 - 11%/năm, còn trong trường hợp vay dài hạn, lãi suất còn có thể dao động quanh mức 12,5%/năm. Không chỉ tăng lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng cũng đã "siết" chặt hơn trong việc thẩm định giá sản phẩm mang ra bảo đảm.

Xem chi tiết tại đây. 

Bất động sản Hà Nội: Chỉ có 2% nguồn cung mở bán mới đến từ khu vực 4 quận trung tâm

Cụ thể, ở phân khúc quan trọng nhất là nhà ở, cả năm 2018, thị trường chung cư để bán vẫn giữ mức mở bán cao, với khoảng 30.000 căn mở bán mới.

Trong đó, phân khúc trung cấp vẫn chiếm chủ đạo và dẫn dắt thị trường. Tỷ trọng của phân khúc này tiếp tục tăng từ 63% (năm 2017) lên 70% (năm 2018). Thị trường quý IV có sự đột khởi với nguồn cung lớn từ hai dự án lớn của Vinhomes là VinCity Ocean Park (Long Biên) và VinCity Sportia (Nam Từ Liêm).

Ở mảng thị trường quan trọng này, chỉ có 2% nguồn cung mở bán mới đến từ khu vực 4 quận trung tâm. Nguồn cung mới đến từ các quận, huyện ngoài trung tâm với bán kính trên 10 km ngày càng lớn và chiếm chủ đạo.

Đặc biệt, năm qua ghi nhận 20% nguồn cung mới từ các huyện như: Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, các khu vực này được dự báo sẽ là những “ngôi sao mới”, không chỉ với phân khúc nhà ở mà cả với phân khúc khác.

Xem chi tiết tại đây.

Tổng giám đốc Novaland: Vốn hoá bốc hơi 7.000 tỷ đồng, dù vụ việc chỉ là kiểm tra bình thường

Sau khi thông tin nói trên được công bố, giá cổ phiếu của Novaland có lúc giảm sàn, đến ngày 9/1, vốn hóa của Novaland đã mất hơn 7.000 tỷ đồng, xuống mức 54.710 tỷ, khi giá cổ phiếu từ mức 63.200 đồng xuống chỉ còn 58.800 đồng.

Theo thông tin từ UBND Tp.HCM thì quyết định tạm dừng việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với 7 khu đất tại quận Phú Nhuận do Novaland triển khai, phát triển là để thực hiện việc rà soát lại hồ sơ pháp lý của các khu đất này, theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước. 

Mục đích là nhằm đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy định của pháp luật tại các sở, ban, ngành, cơ quan quản lý.

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland nói, vụ việc dù chỉ là kiểm tra bình thường theo quy trình, nhưng đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, làm nhiều khách hàng và nhà đầu tư hiểu lầm về việc phát triển các dự án này của Novaland.

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland nói, vụ việc dù chỉ là kiểm tra bình thường theo quy trình, nhưng đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, làm nhiều khách hàng và nhà đầu tư hiểu lầm về việc phát triển các dự án này của Novaland.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc này thực hiện theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước. Sau rà soát, nếu thiếu hồ sơ pháp lý nào thì bổ sung. Còn trường hợp có sai thì tìm cách cùng tháo gỡ, để không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. 

Tuy nhiên, ngay sau sự việc, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo nhanh với UBND Tp.HCM về việc hiện không có cơ sở pháp lý nào quy định việc ngưng các giao dịch của người dân trong các dự án trên. 

Do vậy, UBND thành phố sẽ chỉ đạo sở này gỡ bỏ "chủ trương", để người dân thực hiện các giao dịch cấp sổ, chuyển nhượng, thế chấp… bình thường.

Trao đổi với VnEconomy, ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland nói, vụ việc dù chỉ là kiểm tra bình thường theo quy trình, nhưng đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, làm nhiều khách hàng và nhà đầu tư hiểu lầm về việc phát triển các dự án này của Novaland.

Xem chi tiết tại đây.

Bộ Xây dựng lưu ý Hà Nội cần tập trung giải quyết tranh chấp chung cư

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ tháng 7/2018, sau khi tập trung thực hiện đã kiểm tra được 71/83 nhà chung cư có đơn khiếu kiện, tranh chấp. Sở đã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 12 trường hợp. Và để nâng cao hiệu quả quản lý, Sở đã dự thảo Chỉ thị của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà chung cư trên địa bàn”, ông Dũng cho biết.

Về việc thành lập Ban quản trị tại các chung cư thương mại, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay đã bầu được 492/745 ban quản trị (tăng 10% so với năm 2017). Hiện đã ban giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung cho 238/492 ban quản trị (tăng 20% so với 2017).

Với chung cư tái định cư, đã bầu được 82 ban quản trị của 92/155 nhà chung cư đủ điều kiện; có 44 nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần 2 nhưng không thành công và đã chuyển UBND phường đứng ra tổ chức theo quy định.

Người dân xuống đường phản đối chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City, nhiều năm không làm sổ đỏ cho cư dân.

Người dân xuống đường phản đối chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City, nhiều năm không làm sổ đỏ cho cư dân.

Sở cũng đã bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho 49/82 ban quản trị. Cùng với đó, Sở đã bố trí diện tích sinh hoạt công cộng cho 47/74 nhà chung cư theo thiết kế không có diện tích sinh hoạt.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đánh giá cao những kết quả Sở Xây dựng Hà Nội đã đạt được trong năm 2018. Đồng thời lưu ý về vấn đề quản lý nhà chung cư. Theo ông Hùng, với sự phát triển của chung cư như hiện nay, cùng nhiều vấn đề pháp lý chưa theo kịp với sự phát triển này. Do đó, tranh chấp chung cư sẽ bùng phát, sẽ có khiếu kiện… Lãnh đạo Bộ Xây dựng dẫn chứng về một dự án có tiếng trên đường Trần Duy Hưng, người dân khiếu kiện khắp nơi, thậm chí tìm gặp bằng được lãnh đạo Bộ Xây dựng, cầm điện thoại quay từng “ngóc ngách” tại cơ quan… “Cần phải xem xét những vấn đề nào thuộc mức độ quản lý nhà nước, vấn đề nào là quan hệ giữa Chủ đầu tư với khách hàng”, ông Hùng lưu ý.

Xem chi tiết tại đây.

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục lao dốc

Công ty DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo toàn cảnh bất động sản nghỉ dưỡng năm 2018 với bức tranh màu xám. Thị trường này ghi nhận sự sụt giảm thanh khoản ở biên độ lớn của cả biệt thự biển lẫn condotel.

Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, từ cuối năm 2017, thị trường bắt đầu giảm nhiệt và đà giảm tiếp tục kéo dài, lan sang năm 2018. Thống kê của đơn vị này, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tung ra thị trường năm 2018 chỉ bằng 52% so với năm ngoái và tỷ lệ tiêu thụ cũng trên đà giảm, chỉ bằng 54% so với năm 2017. Rổ hàng được chào bán trên thị trường sơ cấp tập trung ở các địa phương: Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Quốc, Quảng Nam.

Xem chi tiết tại đây.

Đất nền sẽ là phân khúc "nóng, sốt" thị trường bất động sản năm 2019?

Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM 2018 do DKRA Việt Nam công bố ngày 9/1 cho thấy, năm 2018 ghi nhận có khoảng 25 dự án đất nền đáng chú ý.

Quy mô dự án từ vài chục nền đến hàng trăm nền (bao gồm 21 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó), cung cấp ra thị trường khoảng 3.736 nền.

Mức này bằng 52% so với nguồn cung của năm 2017 (đạt mức 7.181 nền). Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 86% (tức 3.272 nền), bằng 48% so với năm 2017 (đạt 66.851 nền).

Giá bán tăng trung bình từ 12 – 15% so với năm 2017, thậm chí nhiều nơi cá biệt có mức tăng giá cao hơn. Mức tăng giá tập trung ở giai đoạn đầu năm, còn trong 6 tháng cuối năm giá bán không có nhiều biến động. Nguồn cung và lượng tiêu thụ ở khu vực phía Bắc chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường (hơn 50%), quy mô dự án nhỏ từ 1 – 2 ha.

Ông Phạm Lâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DKRA Việt Nam cho rằng, trong lần đi khảo sát khu vực xa trung tâm TP.HCM nhưng đất nền ở đây được "hét" 35 triệu đồng/m2.

"Nghe mức giá đất nền 35 triệu đồng/m2 này, tôi đã... muốn xỉu. Chưa dừng lại ở đó, tháng sau trở lại thì giá ở đây lên 40 triệu đồng/m2 rồi. Thật không thể tưởng tượng với mức tăng khủng khiếp thế này", ông Lâm nói.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top