Aa

TP.HCM: Bức tranh đối lập giữa giá thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ

Thứ Tư, 12/07/2017 - 01:00

Báo cáo tình hình thị trường BĐS quý II/2017 tại TP.HCM của Savills cho thấy những diễn biến trái chiều của hai phân khúc văn phòng và mặt bằng bán lẻ. Trong khi giá thuê văn phòng có chiều hướng tăng do nguồn cung mạnh thì giá thuê trung bình mặt bằng bán lẻ lại giảm nhẹ dù công suất cho thuê phân khúc này thời gian qua tương đối ổn định.

Cụ thể, theo Savills Việt Nam, nguồn cung văn phòng tại TP.HCM trong quý II đến từ 1 dự án hạng A và 3 dự án hạng C với tổng nguồn cung khoảng 1,64 triệu mét vuông, tăng 3% theo quý và 4% theo năm. Giá thuê trung bình tăng 4% theo quý và 5% theo năm, công suất cho thuê giảm 1% theo quý và theo năm.

Savills Việt Nam cho biết, nhu cầu nâng cấp văn phòng cùng sự phát triển các dự án hạng A góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá thuê ở phân khúc cao cấp. Dự báo giá thuê văn phòng hạng A và B sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới.

Savills Việt Nam cho biết, nhu cầu nâng cấp văn phòng cùng sự phát triển các dự án hạng A góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá thuê ở phân khúc cao cấp.

Savills Việt Nam cho biết, nhu cầu nâng cấp văn phòng cùng sự phát triển các dự án hạng A góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá thuê ở phân khúc cao cấp.

Trong quý vừa qua, tổng mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM đạt gần 1,2 triệu mét vuông với 26.000m2 mới từ một trung tâm mua sắm, một trung tâm bách hóa và một siêu thị. Dù công suất thuê tương đối ổn định nhưng giá thuê trung bình giảm 2% theo quý. Nhiều dự án mới có mức giá cạnh tranh nên các trung tâm thương mại và trung tâm bách hoá có xu hướng giảm giá. 

Ở phân khúc bán lẻ, Savills cho rằng, tầng lớp trung lưu là đối tượng thị trường chính cho các thương hiệu thời trang. Ẩm thực và dịch vụ nhà hàng cùng chuỗi cửa hàng tiện lợi nở rộ do cuộc sống hiện đại và bận rộn hơn. Thương mại điện tử đang ở giai đoạn mới phát triển, chưa có tác động lớn tới thị trường bán lẻ hữu hình. Một số đơn vị có thị phần thương mại điện tử phát triển như Lazada, Lotte, Aeon và Vingroup nhưng nhiều đơn vị khác cạnh tranh khó khăn hơn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top