Aa

TP. HCM quy hoạch địa điểm xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050

Thứ Tư, 05/04/2017 - 02:41

UBND TP. HCM vừa đề nghị Bộ Xây dựng xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xử lý chất thải rắn (CTR) TP. HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nhằm giảm thiểu CTR phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; áp dụng các công nghệ xử lý CTR tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một trong những nội dung trọng tâm là phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn; quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của thành phố theo từng giai đoạn.

Đồng thời xác định các cơ sở xử lý chất thải rắn và phạm vi phục vụ đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn thành phố.

Về phạm vi nghiên cứu, phía Bắc giáp giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang với quy mô diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người.

Theo UBND TP. HCM, ước tính năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 9.000 - 9.500 tấn/ngày trong đó CTR sinh hoạt khoảng 7.500 - 8.000 tấn/ngày đêm, CTR xây dựng khoảng 1.500 tấn/ngày đêm.

Theo UBND TP. HCM, ước tính năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 9.000 - 9.500 tấn/ngày.

Theo UBND TP. HCM, ước tính năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 9.000 - 9.500 tấn/ngày.

Tỷ lệ gia tăng lượng CTR sinh hoạt ước khoảng 7 - 8%/năm. Lượng chất thải nguy hại ước tính khoảng 150.000 tấn năm (trung bình 350 - 400 tấn/ngày), trong đó chất thải nguy hại y tế khoảng 6.300 tấn (trung bình 17 tấn/ngày).

Hiện khối lượng chất thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý tập trung khoảng 7.200 – 7.500 tấn/ngày đạt khoảng trên 90%.

Tuy nhiên, CTR chưa được phân loại tại nguồn, gây áp lực lớn cho các cơ sở xử lý. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu là phương pháp chôn lấp (tỷ lệ CTR chôn lấp ước khoảng 75% tổng khối lượng), tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp chế biến compost đạt khoảng 15%, tỷ lệ CTR xử lý bằng công nghệ đốt khoảng 5-10%.

Bên cạnh đó, thành phố cũng chưa có các cơ sở tái chế CTR quy mô lớn, việc phân loại và tái chế CTR thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình với khoảng gần 1.000 cơ sở thu mua và 10 nhà máy tái chế.

Toàn thành phố chỉ có 2 khu liên hợp xử lý CTR (Đa Phước, Bình Chánh: 614 ha; Phước Hiệp, Củ Chi: 687ha, và thành phố đang có dự kiến điều chỉnh giảm xuống còn 533 ha) và 2 khu xử lý CTR đã đóng cửa (Đông Thạnh: 45 ha và Gò Cát: 25ha).

UBND TP. HCM cho biết, tỷ lệ  CTR chôn lấp ở mức cao là nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm thứ phát cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Trong bối cảnh lượng CTR gia tăng và các tác động của biến đổi khí hậu, TP. HCM cần có một quy hoạch tổng thể xử lý CTR trong đó xác định rõ quy mô, vị trí các cơ sở xử lý CTR; lộ trình đầu tư xây dựng, công nghệ xử lý theo từng giai đoạn phải được đặt ra một cách cụ thể, theo kịp tốc độ phát triển của Thành phố.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top