Aa

TP.HCM muốn đền bù đất đai theo giá thị trường

Thứ Sáu, 08/06/2018 - 14:03

TP.HCM muốn đền bù đất đai theo giá thị trường; Cổ phiếu ngân hàng: Người nâng đỡ hay kẻ tội đồ?; Đất tại trung tâm hay vùng ven Nha Trang do “cò” mở bán đa phần là ảo; Phương án nào để nhà cao tầng phát huy được vai trò trong đô thị?;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Đất tại trung tâm hay vùng ven Nha Trang do “cò” mở bán đa phần là ảo

Quỹ đất Nha Trang vốn dĩ đã rất hạn chế, đến thời điểm này, khi TP. Nha Trang đã có bước phát triển lớn về kinh tế - du lịch, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, thì quỹ đất trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm…

Trong khi đó, nhu cầu sở hữu đất ở lâu dài vẫn ngày một tăng cao do quan niệm “người nở chứ đất không nở” đã ăn sâu vào tâm lý người Việt, các dự án đất nền ở khu đô thị giá còn mềm và biên độ tăng giá của khu vực này lên đến 40% trở thành lựa chọn hàng đầu cho người mua hiện nay.

Tuy nhiên, tiết lộ với Reatimes, một môi giới bất động sản có kinh nghiệm tại Nha Trang cho biết, hiện nay đất nền tại trung tâm hay ven TP. Nha Trang được “cò” mở bán đều là ảo. Do đó, khách hàng trước khi xuống tiền đầu tư cần phải tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng nếu không muốn “tiền mất tật mang”.

Ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa cho biết, hiện nay, giá bất động sản Nha Trang đã gần chạm đỉnh, trong đó một số dự án như VCN Phước Hải, VCN Phước Long, Lê Hồng Phong I và II tăng giá khiến các khu vực xung quanh tăng giá theo.

Xem chi tiết tại đây

TP.HCM muốn đền bù đất đai theo giá thị trường

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM vừa đề nghị một số bộ, ngành Trung ương cho phép sử dụng thông tin giao dịch thị trường thực sự làm cơ sở xác định giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Để thực hiện được điều này, thành phố kiến nghị thuê tư vấn khảo sát giá đất để tính bồi thường tại thời điểm có chủ trương thực hiện dự án có thu hồi đất nhằm giải quyết ách tắc, tồn đọng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra trong nhiều năm nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụ thể, Sở kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thành đề án "Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư" theo chỉ đạo của Thủ tướng hồi tháng 5/2017.

Về giá để tính bồi thường, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị cho phép sử dụng thông tin giao dịch thị trường thực sự làm cơ sở xác định giá đất để tính bồi thường, thuê tư vấn khảo sát giá đất để tính bồi thường tại thời điểm có chủ trương thực hiện dự án có thu hồi đất, đồng thời cho phép UBND thành phố chấp thuận giá đất dự kiến để tính bồi thường, giá tái định cư để lấy ý kiến người dân.

Xem chi tiết tại đây

Cổ phiếu ngân hàng: Người nâng đỡ hay kẻ tội đồ?

Sự trở lại của “cổ phiếu vua” – là nhận định được nhiều nhà đầu tư cũng như giới phân tích đầu tư nhắc nhiều khi nói đến cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán trong quý I/2018. Bên cạnh các mã có vốn hóa lớn thì cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường, cổ phiếu ngân hàng luôn góp sức lớn vào đà tăng mạnh của thị trường và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Nhờ có nhóm “cổ phiếu vua” mà kết thúc quý I/2018 Vn-index đạt 1.174,46 tăng 19,33% so với cuối năm 2017 và đứng đầu thế giới về mức tăng trưởng.

Tính hết quý I/2018, thị giá ngân hàng liên tục tăng “phi mã”, chỉ trong vòng 3 tháng, thị giá cổ phiếu VIB tăng tới 75% lên mốc 40.500 đồng/cổ phần, đuổi theo sát nút là BID tăng 70% lên mốc 43.400 đồng/cổ phần.

Tuy nhiên, khi đà giảm của thị trường xuất hiện, nhóm cổ phiếu tăng nhanh nhất đã trở thành nhóm giảm mạnh nhất. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng liên tục lao dốc và kéo theo đó là áp lực rất lớn lên các chỉ số thị trường. Tính đến phiên giao dịch ngày 28/5/2018, VN-Index đã mất đến 273 điểm (-22,6%) so với mức đỉnh lịch sử và chỉ còn 931,75 điểm.

Nguyên nhân chính của đợt giảm điểm này là do đợt bán tháo, chốt lời lớn nhất kể từ đầu năm của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đẩy gần như tất cả nhóm này giảm sàn. Qua đó ảnh hưởng sang các mã vốn hóa lớn khác, khiến thị trường không thể chịu nổi sức ép này.

Xem chi tiết tại đây

Phương án nào để nhà cao tầng phát huy được vai trò trong đô thị?

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Cao ốc có thực sự là thủ phạm gây bức tử hệ thống giao thông?", KTS. Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM bày tỏ quan điểm, không phải nhà cao tầng, mà nhà ống dày đặc, sử dụng nhiều đất đai mới chính là một trong những nguyên nhân chính của trục trặc ở các đô thị lớn tại Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn)

Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn)

Ông cho hay: “Tôi đồng ý quan điểm làm đô thị nén, đô thị nén không có tội gì hết. Lịch sử để lại một đô thị chưa hoàn thiện thì có khó khăn là đương nhiên. Làm đô thị nén, giải phóng mặt bằng để bù đắp lại chức năng chúng ta còn thiếu, cây xanh, không gian, nước, điện, chiến lược Nhà nước làm phải lấy thuế của nhà đầu tư, đóng góp lại cho Nhà nước, lấy cơ chế để phát triển chiều cao, chỉnh trang đô thị vừa thay đổi kết cấu hạ tầng bên cạnh vẫn giữ gìn đô thị truyền thống sẽ giảm bức xúc của người dân”.

Với kinh nghiệm từ nước ngoài, ông Christoph Panfi, Phó Chủ tịch WATG - đưa ra ví dụ các mô hình đô thị được tổ chức thành công như New York, Barcelona hay Singapore… đều là các đô thị có mật độ dân số cao hơn gấp 2 lần Hà Nội. Tuy nhiên nhờ các tòa cao ốc, mật độ xây dựng được giảm thiểu tạo không gian để tổ chức giao thông khoa học và các công trình công cộng - đây chính là một kinh nghiệm tốt giúp Việt Nam giải bài toán áp lực giao thông đô thị.

Xem chi tiết tại đây

4 thay đổi có thể gây sốc cho thị trường đất nền Sài Gòn

Đó là: Thanh khoản giảm mạnh; Sạch bóng nhà đầu tư lướt sóng; Sẽ có nhiều môi giới chuyển nghề; Có thể xuất hiện tình trạng bán tháo.

Cụ thể, theo Tổng giám đốc Dataland, Đoàn Thiên Việt, trong vòng nửa tháng qua, tại khu Đông TP HCM, mãi lực đất nền thuộc các quận 2, 9, Thủ Đức chững lại, giá đi ngang. Lưu lượng mua bán chỉ đạt khoảng 40% so với đỉnh tháng 4/2018. Thanh khoản sụt giảm gần 60% so với trước đây.

Theo ông Việt, thanh khoản là một dấu hiệu quan trọng nhận biết sự chuyển động của thị trường. Với tình trạng giao dịch đi xuống, áp lực cho phân khúc đất nền trên thị trường thứ cấp là có thật.

Thanh khoản đất nền giảm mạnh cũng là thời điểm mọi mua bán nhanh đều bị đứng lại. Nhà đầu tư lướt sóng có thể sẽ rời bỏ thị trường, tìm một kênh đầu tư khác ưu việt hơn để thay thế hoặc tạm nghỉ một thời gian. Không còn sóng để lướt, nhà đầu tư ngắn hạn rời khỏi đường đua là diễn biến tất yếu.

Khi thị trường đất nền thay đổi thì thì lực lượng môi giới cũng sẽ thay đổi. Đây là sự thay đổi để thích nghi với biến động cung cầu trên thị trường. Khi thanh khoản sụt giảm, thị trường sẽ cần thêm một thời gian chờ nữa mới xuất hiện diễn biến mới. Bán tháo (nếu xảy ra) chỉ là động thái cuối cùng của giai đoạn suy thoái.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top