Aa

Trái phiếu doanh nghiệp: Điểm sáng “giữa tâm bão”

Thứ Hai, 23/03/2020 - 10:00

Trong bối cảnh dòng vốn ngân hàng ngày càng bị siết chặt, TTCK lao dốc từ các biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới thì trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành điểm sáng bởi tính bảo toàn dòng tiền cao.

Thị trường “chao đảo” trước những khó khăn dồn dập

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung diễn biến phức tạp cùng với mối lo ngại bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mới đây Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất điều hành xuống gần bằng 0 làm dấy lên những lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt với một nền kinh tế có độ mở như Việt Nam.

Trước diễn biến tiêu cực của thị trường, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư có tính bảo toàn cao và ổn định. Dự kiến hai kênh đầu tư chủ chốt là chứng khoán và bất động sản sẽ “nhường bước” cho kênh đầu tư vàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nên thực hiện nguyên tắc “theo dấu chân người khổng lồ” những dòng tiền lớn và chọn nhiều kênh đầu tư để phân bổ rủi ro

Kể từ đầu năm đến nay đã có thời điểm giá vàng lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, đạt 49,02 triệu đồng/lượng. Thế nhưng, giá vàng cũng nhanh chóng đảo chiều 180 độ trong chớp mắt theo đà điều chỉnh của giá vàng thế giới. Khoảng cách mua bán khá cao, các nhà đầu tư lựa chọn phương án nghe ngóng biến động thị trường khiến các phiên giao dịch trong hơn một tuần qua gần như tê liệt. 

Vì vậy, vàng có thể là “hầm trú ẩn an toàn” cho các khoản đầu tư nhàn rỗi nhưng không phải là đầu cơ, lướt sóng trong ngắn hạn.

Bất ngờ nhất trong số các kênh đầu tư có lẽ là trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt từ khi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực. Nhiều thương vụ gọi vốn thành công cho doanh nghiệp đã góp phần mở ra một “chương mới” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây cũng là một xu thế tất yếu và phù hợp để tạo ra sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính, góp phần quan trọng trong việc huy động, tập trung, phân phối vốn cho nền kinh tế, giảm áp lực huy động cho kênh tín dụng ngân hàng.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã có một năm 2019 với mức tăng trưởng ấn tượng. Tổng số trái phiếu phát hành năm 2019 đạt 280,141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 9,01% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019).

Tính riêng tháng 1/2020, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã lên tới 13.374 tỷ đồng, trong đó nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm 55% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở mức 13.374 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản có sự gia tăng đáng kể khi con số này của cả năm 2019 là 38% (khoảng 106.500 tỷ đồng).

Trái phiếu doanh nghiệp: Điểm sáng giữa tâm bão

Theo ý kiến của một số chuyên gia phân tích tài chính, việc ngân hàng siết chặt tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống còn 30% và chiến lược chuyển dần việc cho vay trung, dài hạn sang cho vay vốn lưu động ngắn hạn để cắt giảm nợ xấu, đảm bảo an toàn trong cơ chế hoạt động của ngân hàng sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc huy động vốn dài hạn để đầu tư. 

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thay đổi thói quen, cách làm để chủ động tạo lập chiến lược và dòng tiền mới, nâng tầm thương hiệu.

Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lựa chọn hình thức “dễ thở” hơn bằng cách phát hành trái phiếu. Nếu như vay vốn ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo đáp ứng đầy đủ theo những tiêu chuẩn khắt khe thì phát hành trái phiếu không phải dùng tài sản đảm bảo để huy động vốn. Về mặt chi phí, phát hành trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn với lãi suất cao và kỳ hạn thanh toán linh hoạt hơn so với vay vốn tín dụng.

Đứng về góc độ nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp có thể phù hợp với những người đã có tuổi, không còn nhạy bén với biến động của thị trường. So với những kênh đầu tư truyền thống, trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất khá hấp dẫn, phổ biến trên mức 10%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài tại các ngân hàng.

Đối với loại trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, tận dụng xu hướng đi lên của thị trường cổ phiếu cơ sở để đem lại lợi nhuận cao hơn so với mức thu nhập cố định.

Trái phiếu doanh nghiệp là một điểm sáng giữa bức tranh toàn cảnh ảm đạm

Nổi bật trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay có thể kể đến Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam với trái phiếu Ibond lãi suất 13%/năm cho gói 36 tháng. Được chia thành nhiều kỳ hạn: 3 tháng - 6 tháng - 9 tháng - 12 tháng để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao và khi khách hàng cần bán tại thời điểm nào sẽ nhận lãi suất tại thời điểm đó.

“Với trái phiếu Ibond, nhà đầu tư được bán trái phiếu trước kỳ hạn, bất kể thời điểm nào nhà đầu tư thấy có điều gì bất thường hoặc không yên tâm thì nhà đầu tư có thể chủ động bán lại trái phiếu, đáo hạn trước kỳ hạn. Vì vậy, với trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể vừa kiểm soát, vừa hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư”, ông Nguyễn Đức Quân - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam cho biết.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top