Aa

Tri ân

Thứ Hai, 20/11/2017 - 21:07

Với không ít người, họ coi việc phối hợp với nhà trường trong việc dạy dỗ con mình giống như ký một hợp đồng "giao việc". Và món quà tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 như một sự "khen thưởng định kỳ" cho "đối tác" trong quá trình triển khai hợp đồng ấy.

- Nhà mày "làm luật" ngày 20/11 chưa?

- Tao không để ý. Cái đó giao cho vợ. Mình đàn ông lo việc lớn, để ý đến mấy việc cỏn con ấy làm gì.

Tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện trên của hai người đàn ông, nhìn có vẻ tri thức, thành đạt. Mặc dù không phải là người làm giáo dục nhưng tôi khá chạnh lòng. Và hình như, quan điểm, suy nghĩ trên của các bậc phụ huynh khi tri ân các thầy cô giáo không phải là hiếm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Người ta thường lấy mối quan hệ khăng khít giữa "gia đình- nhà trường- xã hội" khi nói đến việc giáo dục, dạy dỗ, đào tạo một con người trưởng thành. Trong mối quan hệ ấy, "gia đình" luôn đứng ở vị trí đầu tiên, với vai trò là nơi khởi tạo vấn đề và thụ hưởng trực tiếp thành quả.

Nhưng, với nhiều gia đình, họ luôn mặc định rằng, họ chỉ có trách nhiệm sinh con ra, đưa con đến trường, đóng tiền học, còn lại, mọi việc liên quan đến sự khôn lớn, trưởng thành của con là "việc" của các thầy cô giáo.

Với không ít người, họ coi việc phối hợp với nhà trường trong việc dạy dỗ con mình giống như ký một hợp đồng "giao việc". Và món quà tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 như một sự "khen thưởng định kỳ" cho "đối tác" trong quá trình triển khai hợp đồng ấy.

"Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"! Vừa muốn con "hay chữ", nhưng lại "yêu" thầy một cách khiên cưỡng, thực dụng, coi như một thứ "làm luật", vậy có phải chính một số vị phụ huynh đã tự mâu thuẫn và đòi hỏi vô lý quá chăng?

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top