Aa

Vay 900 triệu đồng mua nhà, có dễ?

Thứ Ba, 09/07/2019 - 14:00

Vay 900 triệu đồng mua nhà, có dễ?; Thị trường bất động sản quý III/2019: Dò tìm kênh tiềm năng để rót vốn... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua

Vay 900 triệu đồng mua nhà, có dễ?

Theo quyết định của UBND TP HCM có hiệu lực từ ngày 27-6, đối tượng thu nhập thấp hưởng lương từ ngân sách TP HCM chưa có nhà ở sẽ được vay tối đa 900 triệu đồng để mua nhà (tối đa 70% giá trị căn hộ, nhà), thời gian vay 20 năm và lãi suất cho vay được điều chỉnh từng thời kỳ theo quyết định của TP, và hiện đang áp dụng chỉ 4,7%/năm.

Chương trình vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho người có thu nhập thấp của TP được HOF triển khai từ năm 2004 và khoản vay đầu tiên giải ngân vào năm 2006. Từ đó đến nay, đã có hơn 4.000 hồ sơ khách hàng được vay với tổng mức vốn giải ngân trên 1.600 tỉ đồng.

Từ hạn mức cho vay ban đầu là 200 triệu đồng, tăng dần lên 300 triệu đồng… rồi 500 triệu đồng, nay là 900 triệu đồng. Lãnh đạo HOF đánh giá đây là bước đột phá nhờ sự quan tâm của lãnh đạo TP đối với nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp, hưởng lương từ ngân sách. "Vài năm nay, giá nhà đất tại khu vực TP tăng mạnh khiến người dân muốn có nhà phải tích lũy một khoản vốn ban đầu lớn. Không ít người đủ điều kiện vay nhưng khi tìm đến quỹ hỏi hạn mức được vay tối đa 500 triệu đồng đã phải quay về, vì không đủ tiền mua căn hộ chung cư hoặc mua nhà ở. Do đó, việc TP quyết định nâng mức vay tối đa lên 900 triệu đồng sẽ giúp người vay bớt áp lực tài chính phải có khoản vốn ban đầu" - ông Nguyễn Ngọc Thạch phân tích.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Thị trường bất động sản quý III/2019: Dò tìm kênh tiềm năng để rót vốn

Các đơn vị nghiên cứu thị trường đã khẳng định Việt Nam hiện đang là một trong những điểm nóng bất động sản trong khu vực năm 2019. Với tiềm năng khổng lồ, triển vọng kinh tế vĩ mô và sự đầu tư không ngừng vào cơ sở hạ tầng, thị trường này đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều phân khúc khác nhau.

Đầu tiên, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội và TP.HCM vẫn giữ vị trí là một trong những phân khúc bất động sản thu hút nhất trong khu vực. Với công suất cho thuê cao mức kỷ lục, nguồn cung mới hạn chế và nhu cầu thuê lớn đã góp phần làm nên mức tăng trưởng hấp dẫn của giá thuê. Kỳ vọng nhu cầu đầu tư trong phân khúc văn phòng duy trì ở mức cao khi thị trường tiếp tục phát triển.

Thứ hai, thị trường nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi do tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như sự tăng trưởng về số lượng đường bay thẳng quốc tế. Không mấy ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư phân khúc khách sạn đang đổ vào thị trường Việt Nam - một điểm nóng trong tương lai ở khu vực.

Thứ ba, bất động sản công nghiệp được thúc đẩy nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào ngành sản xuất, cơ sở hạ tầng cải thiện và triển vọng cạnh tranh khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là một trong những phân khúc có hoạt động M&A sôi động trong năm 2019.

Xem chi tiết tại đây

Thiết kế đô thị: Vì sao thành phố chúng ta chưa đẹp?

Trong quá trình xây dựng đổi mới đất nước, công cuộc xây dựng đô thị đã phát triển theo tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và khá toàn diện trên hầu hết mọi khía cạnh không gian của đô thị. Với sự nỗ lực của chính quyền, các nhà quy hoạch, phải khẳng định rằng đất nước đã có sự “thay da đổi thịt” rõ nét. Nhưng nếu xét trên khía cạnh cảm nhận, trải nghiệm thì liệu các đô thị của Việt Nam đã phải là đô thị đáng sống hay chưa?

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến thiết kế đô thị ở Việt Nam chưa có hiệu quả, KTS. Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định: “Chúng ta đã nghiên cứu thiết kế đô thị gần 20 năm nay, nhưng trên thực tế chưa có thiết kế tuyến phố nào được công khai. Tức các nhà quản lý đô thị chưa áp dụng thiết kế đô thị thành một công cụ quản lý dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề như vỉa hè bị lấn chiếm, nhà xây không theo trật tự, biển quảng cáo lộn xộn, thậm chí xảy ra không ít kiện tụng liên quan đến vấn đề này”.

Đồng quan điểm với KTS. Phạm Thanh Tùng, TS.KTS Phạm Anh Tuấn, chuyên gia cảnh quan đô thị cho rằng: “Nội dung của thiết kế đô thị còn nhiều hạn chế dẫn đến việc chưa phát triển được không gian công cộng. Một phần do chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan. Bên cạnh đó, công tác quản lý trật tự đô thị chưa tốt nên khó có thể tạo được môi trường sống tốt cho cư dân đô thị. Mặt khác, thiết kế đô thị ở Việt Nam cũng chưa được hiểu theo cách thống nhất cũng như chưa có những quy định cụ thể. Chính vì vậy, các đồ án quy hoạch chưa được triển khai đầy đủ và chưa nhìn thấy được hiệu quả của thiết kế đô thị”

Xem chi tiết tại đây

Ôm mộng làm giàu từ bất động sản, cẩn thận “tiền mất tật mang”

Kinh doanh bất động sản theo hình “mua bán trên cọc” là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận nhanh nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu người mua không hiểu bản chất của các sản phẩm, vội vàng xuống tiền mà không tìm hiểu kỹ về pháp lý các dự án.

Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group cảnh báo, việc mua bán trên cọc có thể thực hiện không chỉ đối với bất động sản nhà ở mà còn với cả những căn hộ dự án. Giao dịch này thường xảy ra ngay thời điểm trước công chứng hoặc trong giai đoạn mở bán căn hộ, chuyển nhượng căn hộ chưa hình thành phần thô.

Cơ chế của việc thực hiện chuyển nhượng này tại thời điểm chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ nên khá dễ dàng, việc chuyển nhượng cũng diễn ra nhanh chóng và không vướng quá nhiều thủ tục về mặt pháp luật. Do đó, nếu nhà đầu tư am hiểu về việc giao dịch “mua bán trên cọc”, biết cách thức giao dịch nhanh gọn thì rất dễ phất. Đặc biệt với những người chuyên đi mua dự án theo lô sỉ rồi bán ra kiếm chênh lệch ngay tức thì. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, có rất nhiều người đã trở thành triệu phú bất động sản nhờ hình thức mua bán trên cọc.

Tuy nhiên, giao dịch “mua bán trên cọc” có thể “giết chết” một nhà đầu tư nếu họ không hiểu bản chất của hình thức này. Rủi ro lớn nhất là sự thiếu hiểu biết của những nhà đầu tư non trẻ, chưa nắm được bản chất việc mua bán qua tiền cọc là gì.

Xem chi tiết tại đây

Ngân hàng đẩy nhiều phương án hút vốn dài hạn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36).

Trong đó, nổi bật là 2 nội dung sửa đổi liên quan đến việc tiếp tục giảm chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% (đến tháng 7/2021 phương án 1, đến tháng 7/2022 phương án 2) và áp dụng hệ số rủi ro từ 50% - 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống, tùy thuộc vào số tiền vay khác nhau.

Trong bối cảnh đó, giải pháp phát hành trái phiếu huy động vốn được nhiều ngân hàng áp dụng. Theo thống kê của CTCP Chứng khoán MB (MBS), từ đầu năm tới giữa tháng 6, có gần 18.200 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng được phát hành.

Vietinbank vừa thông qua lựa chọn Công ty Chứng khoán VietinBankSc là đơn vị thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến đợt chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2019 của ngân hàng - động thái chuẩn bị cho việc huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu trong thời gian tới. Trước đó, vào tháng 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho phép VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất do ngân hàng tự quyết.

Ngân hàng TPBank đầu tháng 6 cũng vừa thông qua chủ trương lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế vốn cấp II trong năm nay. Ngân hàng BIDV cũng thông báo hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 200 tỷ đồng trái phiếu, chia đôi cho kỳ hạn 7 năm và 10 năm.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top