Aa

Việt Nam tăng 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu

Thứ Năm, 28/09/2017 - 06:01

Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum mới đây đã công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu giai đoạn 2017 - 2018. Khẳng định sự cải thiện về y tế, giáo dục, công nghệ ở nhiều quốc gia.

Báo cáo năm nay cho thấy một bức tranh phức tạp về sự vận động của các quốc gia châu Á, trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ của Indonesia và Việt nam, ngoài ra còn có sự sụt giảm phong độ của Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo đó, năm nay, các nước Đông Nam Á đã có sự cải thiện rõ rệt 10 trong số 12 lĩnh vực trụ cột bao gồm y tế, giáo dục tiểu học và cơ sở hạ tầng. 

Việt Nam đã nhảy vọt lên vị trí thứ 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước.

Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ đáng chú ý về công nghệ và năng suất của thị trường lao động. Thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thăng hạng ấn tượng của Việt Nam, đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với tổng sản phẩm quốc nôi và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đã làm mất đi một số cơ hội thương mại trong tương lai của Việt Nam, tuy nhiên, Báo cáo của WEF cho rằng “tăng trưởng của đất nước dự kiến sẽ được duy trì nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ”.  

Bảng xếp hạng Cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018

Bảng xếp hạng Cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018

Riêng Indonesia đã bước một bước dài từ vị trí 41 của năm ngoái lên xếp hạng thứ 36. Bản báo cáo còn ca ngợi quốc gia này là một trong nhữg nhà sáng tạo hàng đầu trong số những nền kinh tế đang nổi lên, đứng thứ 12 trong danh sách các chính phủ đề cao việc mua sắm các sản phẩm công nghệ tiên tiến.

Vài năm trở lại đây, Indonesia đã phải trải qua nhiều thăng trầm nhưng quốc gia này cũng đã “leo” liền 14 bậc trong 5 năm trong bảng xếp hạng của WEF. Điều này phần lớn là do nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 8 về chỉ số quy mô thị trường nội địa.

Ngoài ra, một số quốc gia trong khu vực cũng ghi nhận những cột mốc ấn tượng trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018. Malaysia lên vị trí 23,Trung Quốc ở vị trí 27, và Thái Lan là 32, Philippines cũng tăng một bậc lên vị trí thứ 56, xếp ngay sau Việt Nam.

Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu danh sách đi ngược đường mũi tên phát triển. Năm nay, quốc gia này xếp ở vị trí thứ 9, sau khi “rơi” liên tục trong 2 năm liên tiếp.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tiếp tục phát triển tốt trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục tiểu học. Tuy nhiên quốc gia này đang phải “vật lộn” với môi trường kinh tế vĩ mô do nợ công quá lớn.

Năm nay, Nhật Bản cũng chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ ở một số hạng mục, đặc biệt là chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt rơi xuống vị trí thứ 2.

Và mặc dù Nhật Bản vẫn đang duy trì ở vị trí thứ 8 về công tác đổi mới, nhưng lụt hạng từ 18 xuống 23 trong lĩnh vực hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp trong nghiên cứu và phát triển. Về nguồn nhân lực nhà khoa học kỹ sư, Nhật Bản cũng vọt từ thứ 3 xuống thứ 8.

Ấn Độ cũng nhảy lùi về vị trí thứ 40 sau 2 năm tiến bộ, Singapore cũng một lần nữa tụt xuống thứ 3 sau Mỹ.

10 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu danh sách xếp hạng của WEF lần lượt là Thụy Sỹ, Mỹ, Singapore, Hà Lan, Đức, Hồng Kông, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Phần Lan.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top