Aa

"Xả hàng" cuối phiên, VN-Index lại giảm hơn 28 điểm

Thứ Sáu, 11/05/2018 - 03:18

Thị trường tiếp tục có một phiên giảm rất sâu khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán tháo mạnh.

Thị trường chứng khoán lại có một phiên chao đảo. Diễn biến giao dịch của thị trường trong một vài phiên trước đã giúp nhà đầu tư kỳ vọng đà giảm đã chấm dứt và sự hồi phục sẽ tiếp tục diễn ra. Khoảng thời gian giao dịch của phiên sáng tiếp tục củng cố cho những kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường giao dịch theo xu hướng đi ngang tích lũy với sự phân hóa mạnh ở nhóm vốn hóa lớn.

Tuy nhiên, những diễn biến trong phiên chiều và đặc biệt là khoảng thời gian cuối giờ giao dịch đã xóa tan những hy vọng của nhà đầu tư. Áp lực bán bất ngờ bị đẩy lên mức cao, nhóm vốn hóa lớn liên tục chịu lực bán giá thấp và đồng loạt lao dốc. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng chứng khoán dẫn đầu đà giảm điểm của thị trường chung. Tương tự như các phiên sụt giảm gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm của áp lực bán tháo. Các mã như VCB, VPB, SHB, STB, BID, CTG… đều đua nhau giảm. VCB giảm đến 5%, STB giảm 4,4%, BID giảm 6,6%, CTG giảm 6,7%...

Trong khi đó, nhóm chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh từ đợt bán tháo chung và một phần cũng do những diễn biến tiêu cực từ VND. VND phiên hôm nay tiếp tục giảm sàn và khối lượng khớp lệnh tăng đột biến lên 7 triệu cổ phiếu. Việc VND có 2 phiên giảm sàn liên tiếp được cho là đến từ những rắc rối liên quan đến những lùm xùm xung quanh đơn vị Home Direct và vụ án đánh bạc nghìn tỷ. Home Direct là một công ty được thành lập tháng 5/2012, vận hành cổng thanh toán mang tên PayDirect. Vốn điều lệ Home Direct hiện đạt 50 tỷ đồng và trong đó, IPA (Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A) nắm giữ 70% cổ phần. Theo báo cáo tài chính được công bố, năm 2016, IPA đạt doanh thu thuần lên tới 1.970 tỉ đồng - tăng 64% so với năm trước đó và phần lớn doanh thu này đến từ việc bán thẻ điện thoại, thẻ Vcoin (một loại thẻ thanh toán do VTC phát hành) và dịch vụ cổng thông tin thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Dịch vụ Home Direct. Hiện tại, vợ chồng ông bà Phạm Minh Hương và Vũ Hiển đều giữ những chức vụ quan trọng tại IPA.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài hai nhóm cổ phiếu nói trên thì phiên hôm nay còn ghi nhận sự lao dốc của hàng loạt mã vốn hóa lớn khác như VNM, VIC, VCS, ROS, PLX, GAS… Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến GAS, cổ phiếu này phiên sáng là trụ đỡ chính giúp thị trường giao dịch cân bằng nhưng cuối phiên bất ngờ đảo chiều giảm đến 2,3%. PLX cũng giảm sâu 5,5%.

Nhóm cổ phiếu dầu khí trước áp lực bán của thị trường chung và mất đi đầu tàu GAS thì cũng suy yếu đi đáng kể. Cả PVS và PVD đều đảo chiều giảm điểm trở lại.

Giao dịch trên thị trường vẫn diễn ra ảm đạm mặc dù có sự đóng góp rất lớn đến từ giao dịch thỏa thuận. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 271 triệu cổ phiếu, trị giá trên 7.750 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận góp vào 2.800 tỷ đồng. VIS trong phiên hôm nay đóng góp lớn nhất vào thanh khoản thị trường với việc thỏa thuận được 32,2 triệu cổ phiếu, trị giá lên đến 1.146 tỷ đồng và đều do khối ngoại mua vào.

Bên cạnh VIS, thị trường còn ghi nhận giao dịch thỏa thuận lớn của VIC với 7,3 triệu cổ phiếu, trị giá 885 tỷ đồng. NVL thỏa thuận 4,33 triệu cổ phiếu, trị giá 235 tỷ đồng.

Kết thúc phiên, VN-Index giảm 28,1 điểm (-2,68%) xuống 1.028,87 điểm. HNX-Index cũng giảm 2,91 điểm (-2,35%) xuống 120,95 điểm. UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-1%) xuống 56,03 điểm.

Một điểm có phần an ủi nhà đầu tư trong phiên hôm nay đó là việc khối ngoại bất ngờ mua ròng đột biến. Cụ thể, khối ngoại trên sàn HOSE mua ròng hơn 1.158 tỷ đồng, trong khi bán ròng rất mạnh 6 phiên liên tiếp trước đó, tương ứng khối lượng mua ròng là 32,8 tỷ đồng. Trong đó, VIS được khối ngoại mua ròng trên 1.146 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận. Giao dịch thỏa thuận của VIS được cho là đến từ Kyoei Steel Ltd và CTCP Thương Mại Thái Hưng. Số cổ phiếu VIS thỏa thuận đúng bằng lượng mà Kyoei Steel Ltd đăng ký mua còn CTCP Thương Mại Thái Hưng đăng ký bán ra trước đó.

Chiều ngược lại, VND sau những diễn biến tiêu cực đã bị khối ngoại bán ròng mạnh với 50 tỷ đồng.  Tiếp theo là CTD cũng bị bán ròng khoảng 40 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 5,7 tỷ đồng, trong đó, họ bán mạnh các mã như VGC (13,6 tỷ đồng), ACB (10 tỷ đồng ), PMC (3,7 tỷ đồng) và PLC (2 tỷ đồng). Trong khi đó, VCG được mua ròng mạnh nhất với 22 tỷ đồng.

Còn ở sàn UPCoM, khối ngoại vẫn chỉ mua ròng 6,5 tỷ đồng. Các cổ phiếu HVN, POW, QNS, NTC, ACV và BSR đều có giá trị mua ròng của khối ngoại lớn hơn 1 tỷ đồng, trong đó, HVN dẫn đầu với giá trị hơn 1,8 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giao dịch ảm đạm dưới áp lực bán tháo của thị trường khiến đa phần các mã đều giảm điểm và chìm trong sắc đỏ.

Duy chỉ có QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là giữ được “phong độ” của phiên trước khi tăng 5% đóng cửa tại mức giá 10.600đ/cp.

Sắc đỏ bao trùm cổ phiếu bất động sảnp/Như vậy, loại trừ giao dịch từ VIS, khối ngoại có phiên mua ròng trên 20 tỷ nhiề

Sắc đỏ bao trùm cổ phiếu bất động sản Như vậy, loại trừ giao dịch từ VIS, khối ngoại có phiên mua ròng trên 20 tỷ nhiề

Như vậy, loại trừ giao dịch từ VIS, khối ngoại có phiên mua ròng trên 20 tỷ nhiều nhất ở HPG, NVL,… Thị trường tiếp tục cạn kiệt về khối lượng ngay cả ở những phiên tăng mạnh và giảm mạnh như này cho thấy dòng tiền trong thị trường còn khá yếu, vẫn cần phải có thời gian để hàn gắn và thu hút dòng tiền quay trở lại./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top