Aa

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua

Thứ Sáu, 25/01/2019 - 00:20

“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, “Cha mẹ nhật dạy con tự lập”, “Tự nảy mầm tự vươn lên”,… là những cuốn sách nuôi dạy con của các tác giả Nhật mà cha mẹ nên đọc trong hành trình làm cha mẹ.

 

Chúng tôi giới thiệu tóm tắt nội dung của 6 cuốn sách dạy con kiểu Nhật các cha mẹ nên đọc.

Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Đây là cuốn sách giữ “ngôi” đầu trong top sách nuôi dạy con bán chạy của Tủ sách Người mẹ tốt kể từ khi xuất bản cho đến nay.

Cuốn sách được biết bởi tác giả giả Ibuka Masaru, người sáng lập tập đoàn Sony. Ông là người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục sớm cho trẻ em.

Ông quan niệm “Nhân cách và tính cách của trẻ tùy thuộc vào các giáo dục của cha mẹ khi còn nhỏ”. Năm 1969, ông sáng lập “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ”.

“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” xuất bản năm 1971, được mọi người gọi là “lí luận Ibuka”, giúp các bậc cha mẹ mở rộng tầm mắt và thay đổi tư duy trong việc giáo dục con cái.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 0

"Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi

Cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi. Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, ông khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”.

Cuốn sách thay đổi suy nghĩ của nhiều cha mẹ cho rằng, một đứa trẻ 0 – 3 tuổi vẫn chưa để nhận thức để hiểu chúng ta nói, nên không thể giáo dục.

Bằng những bằng chứng khoa học được nghiên cứu trong suốt nhiều năm, ông Ibuka đã chỉ ra rằng chính sự chưa trưởng thành khiến trẻ em sơ sinh có khả năng vô tận.

Tác giả Ibuka giải thích, não con người gồm có khoảng 14 tỉ tế bào não và chúng sẽ được liên kết với nhau để xử lý toàn bộ nhận thức thông tin. Tiếp nhận các kích thích bên ngoài càng nhiều bao nhiêu thì các liên kết hình thành càng nhiều bấy nhiêu.

Khi khoảng 3 tuổi trẻ đã hoàn thành 70 – 80% các liên kết và có trọng lượng não bằng 80% não người lớn. Nếu xem bộ não như một CPU của máy tính thì giai đoạn 0 đến 3 tuổi là thời gian để hoàn thành ổ cứng và từ 4 tuổi trở đi là thời gian để update các phần mềm.

Như vậy, tính cách, khả năng tư duy, liên kết sự việc và sáng tạo của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục trong giai đoạn sơ sinh thay vì phải chờ trẻ trưởng thành.

Dù những lí luận về nuôi dạy trẻ được đưa ra trong “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” đã được gần 50 năm, nhưng chúng vẫn là phương pháp khoa học có giá trị cho đến hiện tại và sau này.

Cha mẹ Nhật dạy con tự lập

Trong quan niệm của phần lớn các bậc cha mẹ, trách nhiệm và vai trò nuôi dưỡng con của người làm cha, làm mẹ là đỡ đần, là hậu thuẫn, là hết lòng giúp đỡ con trong mọi chuyện.

Tuy nhiên, theo tác giả cuốn sách “Cha mẹ dạy con tự lập” – bà Sugahara Yuko, vai trò quan trọng nhất của cha mẹ là dạy con tự lập.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 1

 Vai trò quan trọng nhất của cha mẹ là dạy con tự lập.

“Cha mẹ dạy con tự lập” được tác giả Sugahara Yuko viết dựa trên kinh nghiệm hơn 10 năm làm cha mẹ và làm công tác tư vấn cho hàng vạn cha mẹ Nhật về phương pháp rèn luyện kỹ năng sống và xây dựng nhân cách cho trẻ.

Những câu chuyện có thật trong quá trình làm việc được tác giả đưa vào cuốn sách và đúc kết thành những phương pháp có giá trị thực tiễn cao.

Cùng với đó, những phân tích về tâm lý của các bậc cha mẹ sẽ giúp người đọc nhìn lại bản thân trong quá trình nuôi dạy con, từ đó cuốn sách có thể trở thành kênh tham khảo đáng tin cậy để các bậc cha mẹ giải quyết các tình huống thường ngày.

Theo tác giả Sugahara Yuko, các bậc cha mẹ luôn mang tâm lí muốn “bảo vệ con”, “muốn dạy con tốt” hay “muốn là cha mẹ tốt”… Tuy nhiên, thực tế của những hành động ấy lại “tước đoạt sự tự do, ngắt đi hạt mầm mới nhú giúp trẻ từ lập”.

Tình yêu vô điều kiện của cha mẹ phải được đặt đúng thời điểm, bởi khi trẻ đã lớn cha mẹ cũng cần trưởng thành, thay đổi cách tiếp cận của mình với con.

“Để trẻ có kĩ năng sống thì cha mẹ không nên đóng mãi vai trò là “người bảo hộ” của trẻ khi trẻ đã lớn”.

Vì vậy, thay vì giúp đỡ (HELP) trẻ như khi còn nhỏ cha mẹ chỉ nên ủng hộ, hỗ trợ (SUPPORT) con khi con lớn dần.

Tự nảy mầm tự vươn lên

“Tự nảy mầm tự vươn lên” là cuốn sách viết về giáo dục gia đình của Ohmae Kenichi, một người Nhật thành công cả trong sự nghiệp lẫn trách nhiệm làm cha.

Ohmae Kenichi là tác giả của hơn 230 cuốn sách và rất nhiều bài báo chuyên về phân tích kinh doanh và kinh tế chính trị. Ông là một nhà tư vấn tài chính giỏi của tập đoàn McKinsey & Company.

Ông được cả thế giới biết đến với danh xưng “Quý ông Chiến Lược”. Năm 1994, tạp chí Doanh nhân Vương quốc Anh bình chọn ông là một trong 5 người có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 2

"Tự nảy mầm tự vươn lên” là phương pháp giáo dục của gia đình Ohmae

Trong “Tự nảy mầm tự vươn lên”, các quan điểm giáo dục được Ohmae Kenichi đưa ra xuất phát từ thực tiễn xã hội. Bởi vậy, ông không đặt trọng trách giáo dục con vào nhà trường.

Ông cho rằng nhà trường “chỉ biết cho trẻ học thuộc lòng những gì được viết sẵn trong sách giáo khoa, đào tạo nên những con người thụ động ngoan ngoãn vâng lời không biết phản kháng”.

Tác giả đưa ra một quan điểm gây “sốc” khi cho rằng: “Trẻ càng giỏi ở trường, tương lai càng đáng lo”. Ông giải thích cụ thể hơn: “Thành tích học tập của con có kém, thì các bậc cha mẹ cũng không cần phải ca thán.

Ngược lại, đối tượng cần phải lo lắng chính là những học sinh được nhà trường đánh giá là ưu tú. Nói một cách khác, nếu bạn tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, bạn có thể nghĩ đến một bi kịch ở tương lai”.

Vì vậy, hai người con trai ông, những người có cá tính mạnh mẽ, được ông chấp nhận cho bỏ học và sớm có cuộc sống tự lập.

Và sự thành công của hai người con người với việc có cho mình công ty riêng, sự nghiệp riêng là căn cứ “thực chứng” chứng minh cho sự hợp lý trong tư duy giáo dục gia đình của Ohmae Kenichi.

Bên cạnh tư tưởng quyết đoán mạnh mẽ, dám “một mình chống lại cả xã hội”, ông cũng là người kiên trì bảo vệ các giá trị truyền thống như hạnh phúc gia đình.

Để gìn giữ, vun đắp hạnh phúc gia đình, tránh làm cho gia đình đổ vỡ gây ảnh hưởng xấu đến các con, bản thân ông dù bận rộn vẫn cố gắng dành thời gian cho gia đình.

 
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuốn sách không chỉ mang đến cái nhìn thực tế về giáo dục, tầm quan trọng của việc để con trẻ “tự nảy mầm, tự vươn lên” mà còn thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng. Đó là nền tảng cho sự trưởng thành và thành công của con.

Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con

Tác giả của cuốn sách này cũng chính là tác giả cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”- ông Ibuka Masaru, người sáng lập tập đoàn Sony đồng thời là một nhà nghiên cứu giáo dục.

“Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con” là sự tiếp nối và rút ngắn thêm quan điểm giáo dục được tác giả người Nhật khẳng định trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”.

Và điểm quan trọng của cuốn sách thứ hai tác giả muốn nói là “Nói gì đến mẫu giáo, từ 3 tuổi mới bắt đầu dạy trẻ cũng đã muộn rồi”.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 3

Cuốn sách "Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con"

Theo Ibuka Masaru cho rằng, phải giáo dục trẻ từ lúc mới lọt lòng. Dĩ nhiên, dạy trẻ càng sớm càng tốt nhưng không có nghĩa nội dung đáng lẽ dạy cho bé 4-5 tuổi thì đem dạy cho bé 1-2 tuổi.

Các bậc cha mẹ cần phân biệt cách dạy dỗ sau khi bé 4 tuổi, với cách dạy dỗ khi bé 0 - 2 tuổi.

Từ đó, kích thích đúng lúc, khơi gợi đúng lúc, khéo léo nuôi dưỡng niềm đam mê của con, để con có được những bước đệm tốt nhất vào tương lai.

Cũng theo ông, trong giai đoạn này, vai trò của người mẹ là  không thể thể thay thế. Chỉ có duy nhất mẹ là người có thể bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không chán nản, thường xuyên lặp đi lặp lại một việc để dạy cho bé với tất cả tình yêu thương con sâu sắc.

Tạo cho con môi trường tốt là điều mà chỉ người mẹ mới làm được và đó cũng là dịp thái độ, tình cảm của người mẹ dễ “truyền thụ” sang con nhất.

Có thể nói, “Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con” là một gợi ý cần thiết cho các bậc cha mẹ tham khảo và quan tâm tới phương pháp giáo dục kiểu Nhật. Khi đọc cuốn sách này, có lẽ bạn đọc sẽ nhận ra thông điệp mà tác giả Ibuka Masaru gửi gắm đến: “Hãy tự tin hướng về phía con mình”.

Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng

Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng của tác giả Mika Wakuda đưa đến thông điệp, để làm cha mẹ hạnh phúc của những đứa con hạnh phúc, trước khi la mắng hãy lắng nghe những lý do của trẻ.

Mika Wakuda là một giáo viên tiểu học, hiểu được quy tắc vàng để nắm bắt tâm lý trẻ chính là lắng nghe câu chuyện của trẻ.

Sau khi tham gia khóa học tại trường đào tạo và huấn luyện người bảo hộ, bà thành lập trung tâm Heart-Stings – trung tâm tư vấn giải đáp thắc mắc của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con.

Cuốn sách là tổng hợp từ những buổi nói chuyện, những kinh nghiệm, những nghiên cứu và cả những trăn trở của hàng ngàn người mẹ đã tới tham dự các buổi nói chuyện, tư vấn cùng tác giả Mika Wakuda.

Một điều dễ thấy, trước nhiều tình huống trẻ gây ra, các cha mẹ không phải lúc nào cũng giữ được bình tĩnh. Họ cũng thường đánh đồng việc “nổi nóng” và “mắng” là giống nhau.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 4

Trước khi la mắng hãy lắng nghe những lý do của trẻ.

Tuy nhiên, theo tác giả cuốn sách, khi nổi nóng là cha mẹ đang coi trẻ là nơi xả mọi cảm xúc và tìm cảm giác thoải mái cho mình đồng thời điều khiển trẻ theo ý mình.

Còn mắng trẻ là “dạy trẻ những quy tắc để trẻ sống một cách thoải mái”, “truyền đạt lại cho trẻ những điều quan trọng” hay “đặc câu hỏi để trẻ có thể tự mình nghĩ”.

Vì vậy, tác giả đưa ra lời khuyên, trước khi la mắng trẻ hãy lắng nghe trẻ. Hãy khéo léo giúp trẻ có thể thoải mái “mở lòng”, “trút bầu tâm sự”.

Bà Mika Wakuda cũng đưa ra lời khuyên, “nếu la mắng, hãy hoàn thành trong 7 giây”. Bởi “càng ít tuổi trẻ càng chán ghét những câu chuyện dài”.

Bên cạnh đó, việc khen ngợi trẻ cũng cần có bí quyết. Dù trẻ rất thích được cha mẹ khen và luôn muốn được cha mẹ để ý đến, nhưng việc khen trẻ cần được nói khéo léo.

“Đừng nói “Con làm được là đương nhiên” mà hãy nói “Con đã rất cố gắng đấy!”. Điều này khiến cha mẹ có cái nhìn bao dung hơn với trẻ, đồng thời khiến trẻ có cảm giác “thành tựu” hơn.

Thói quen quyết định thành tích của trẻ

Cha mẹ nên dạy trẻ “không nên so sánh với những người ở vị trí thấp hơn mình rồi an tâm mà hãy cạnh tranh với những người ở vị trí cao hơn”.

Đây là đúc kết sau nhiều năm mở trường luyện thi Assist của ông Sataru Imamura – cử nhân khoa Luật Đại học Hokkaido, Giám đốc sở nghiên cứu – đào tạo các nhà khởi nghiệp Nhật Bản đồng thời là tác giả cuốn sách Thói quen quyết định thành tích của trẻ.

Trường luyện thi Assist của tác giả Satura Imamura ban đầu hoạt động dưới dạng trung tâm dành cho trẻ bỏ học, những đứa trẻ không có ước mơ, không có sinh khí, không biết xúc động.

Sau đó được đánh giá là một trung tâm giúp trẻ có hứng thú, động lực trong cuộc sống “nên dần dần những trẻ bình thường cũng đến đăng ký học.

6 cuốn sách nuôi dạy con kiểu Nhật cha mẹ không nên bỏ qua 5

Theo tác giả Satura Imamura, giáo dục thói quen gồm 3 yếu tố lớn: “Giáo dục ước mơ và cảm xúc”, “Giáo dục thái độ” và “Giáo dục tri thức”.

 Để giúp trẻ có ước mơ và mục tiêu không phải vấn đề đơn giản. Cha mẹ, thầy cô cần tạo ra nhiều cuộc nói chuyện, giao tiếp với trẻ.

Việc gặp những người tốt sẽ giúp trẻ biết cảm nhận, đồng thời cũng giúp trẻ có ước mơ, mục tiêu. Các trường học cần tổ chức các buổi trò chuyện giữa trẻ với các doanh nhân, các cầu thủ hay những người có nghị lực, thành tựu.

Theo tác giả cuốn sách,  “Rèn luyện thái độ tốt” gồm rèn luyện: “thói quen có cách cảm nhận tốt”, “thói quen dung từ ngữ đẹp”, “thói quen có những thái độ tốt”, “thói quen có tư thế tốt”, “thói quen có hành động tốt”, “thói quen có biểu cảm tốt”,…

Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy trẻ “không nên so sánh với những người ở vị trí thấp hơn mình rồi an tâm mà hãy cạnh tranh với những người ở vị trí cao hơn”.

Để giáo dục tri thức cho trẻ, trước tiên cha mẹ cần nhận thức rõ thói quen của mình có sức lây truyền mạnh mẽ cho con. Nếu cha mẹ không thay đổi thói quen của mình thì trẻ cũng không thể thay đổi. “Trẻ chính là tấm gương phản ánh của chính cha mẹ”.

Cha mẹ hãy dạy trẻ “nên” làm gì thay vì nhẹ nhàng nói “Không cần để ý”, “Đừng gắng sức”, “Đừng phản đối”, “Đừng chịu đựng”.

Với phương pháp giáo dục tác giả Satura Imamura đưa ra, để tăng năng lực học tập và giúp trẻ tiến bộ thì cần rèn luyện cho trẻ 4 thói quen: “Để tâm mọi thứ”, “Cố gắng”, “Phản đối”, “Chịu đựng”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top