Aa

Bài 4: Cần có Ban quản lý khu vực phát triển đô thị

Thứ Năm, 23/08/2018 - 06:01

Việc Hà Nội đồng ý đầu tư Dự án thành phố thông minh trục Nhật Tân – Nội Bài được đánh giá cao vì đã tạo những tiền đề cốt yếu nâng cao tầm vóc của Hà Nội cũng như vị thế quốc gia. Góp tiếng nói hiện thực hóa thành phố thông minh tại Thủ đô, các chuyên gia đề xuất hình thành Ban quản lý khu vực phát triển đô thị cho dự án.

Thành phố thông minh trước hết phải là thành phố có nhiều khu đô thị mới thông minh. Thể hiện qua kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh - sạch - đẹp; sẵn sàng áp dụng công nghệ mới thông minh vào từng lĩnh vực (y tế, giao thông, cải cách thủ tục hành chính,...) để từng bước đạt được mục tiêu: Xanh, sinh thái, thông minh phát triển bền vững. Và trên hết, tiên quyết là phát triển con người thông minh làm chủ thành phố thông minh như Thủ đô mong muốn.

Vị trí đắc địa

“Tôi đặc biệt ủng hộ hướng đi đột phá của Hà Nội khi xác định làm thành phố thông minh trục Nhật Tân – Nội Bài”. Đó là chia sẻ của ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và chắc chắn sẽ rất nhiều người dân Thủ đô cùng quan điểm của thành phố.
Ngày nay, xu hướng tăng trưởng xanh, đô thị sinh thái hay thành phố thông minh là câu chuyện mà nền kinh tế nào cũng cần hướng tới. Và Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hà Nội đi sau thì có quyền học hỏi lại kinh nghiệm của thế giới để áp dụng phù hợp với điều kiện trong nước và tìm được lối đi của riêng của mình để hiện thực hóa mục tiêu và kế hoạch đặt ra.
Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt của quốc gia, là Thủ đô và là bộ mặt của đất nước. Do đó, việc Hà Nội là một trong những thành phố sớm tiên phong vào lĩnh vực phát triển thành phố thông minh mà tất cả các nước trên thế giới đều đang đặt mục tiêu là đúng hướng và đáng hoan nghênh. Trên tinh thần ủng hộ thì cần góp ý những điểm còn hạn chế để biến kế hoạch lớn thành hiện thực.
Hà Nội sau 2008 mở rộng từ 921km2 lên 3344km2. Thực tế, Hà Nội bản chất là đơn vị cấp tỉnh vì bao gồm cả thành phố và nông thôn. Hà Nội bao gồm nhiều đô thị xếp loại cấp độ khác nhau, trong đó đô thị lớn nhất là Hà Nội cũ. Gần 20 đô thị, từ độ thị loại 1 đến loại 5.
ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong quá trình đô thị hóa, Hà Nội cũ đi theo kiểu vết dầu loang thiếu kiểm soát. Theo quy hoạch được duyệt năm 2011, đô thị trung tâm gồm hai phần chính: Phía Bắc và phía Nam sông Hồng. Phía Nam Sông Hồng bao gồm Phố Cổ cũ, Hồ Tây, Hồ Gươm, Thành Cổ. Đây là nửa sông mang đậm dấu ân về mặt lịch sử. Còn Phía Bắc Sông Hồng lại có nhiều cơ hội rất phát triển với khu vực Thành cổ loa cũ là trọng tâm.
Ông Chiến chỉ ra hướng phát triển và đô thị hóa với tốc độ nhanh của Hà Nội sẽ là khu vực phía Bắc Sông Hồng bởi 3 lý do chính. Trong đó, đầu mối là sân bay quốc tế Nội Bài. Không chỉ ở Việt Nam mà có thể nhìn thấy rất rõ việc này tại các quốc gia trên thế giới: Sân bay ở đâu thì đô thị phát triển ở đó. Thứ 2 là các quốc gia đều hướng biển để phát triển, Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thủ đô cách Hải Phòng chỉ 100km với cảng nước sâu lớn nhất khu vực phía Bắc, đi cao tốc chỉ 1h đồng hồ đến nơi. Thứ 3, Hà Nội nằm trên hành lang kinh tế với Trung Quốc - “Côn Minh – Hà Nội – Hạ Long”.
Do đó, có thể khẳng định rằng, Thành phố thông minh Trục Nhật Tân - Nội Bài là vị trí đắc địa và phát triển nhanh nhất hiện nay. Đây cũng là cơ hội của Hà Nội để xây dựng một khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại.
Để làm được điều này, Hà Nội cần kiên định mục tiêu quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2050 để cụ thể hóa thành chương trình và kế hoạch ưu tiên phát triển; không điều triển cục bộ quy hoạch một cách tùy tiện.
Cần thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị theo đúng Nghị định 11/CP
 
Nghị định 11 về quản lý đầu tư phát triển đô thị yêu cầu các địa phương phải thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị làm đầu mối thống nhất quản lý đầu tư phát triển đô thị, khắc phục thực trạng bất cập hiện nay - Các địa phương có đầy đủ các sở, ngành với chức năng đan xen chồng chéo. Mỗi ngành phụ trách một mảng nhưng thiếu kết nối và kiểm tra, dẫn đến tình trạng đầu tư không ai kiểm soát .
Cụ thể, một nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư dự án trong thành phố, trước hết phải được thành phố chấp nhận chủ trương bằng thông báo của Văn phòng HĐND thành phố. Sau đó, nhà đầu tư đến Sở Quy hoạch Kiến trúc để được cấp thông tin và giới thiệu địa điểm về vị trí đầu tư. Sau đó, chủ đầu tư tiến hành đo đạc khu vực vị trí lập dự án để thuê tư vấn lập quy hoạch 1/2000 và 1/500 làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng.
Theo KTS Đỗ Viết Chiến, Quy hoạch 1/500 được duyệt là cơ sở để lập dự án đầu tư việc thẩm định phê duyệt dự án đầu tư phát triển đô thị do Sở kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm đến khu dự án được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ dở dự án đầu tư được duyệt, Sở TNMT lập hồ sơ trình UBND TP ra quyết định cấp quyền sử dụng đất và tiến hành giao đất cho chủ đầu tư, sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Cuối cùng chủ đầu tư đã có đất, muốn xây dựng phải được cấp phép xây dựng, tùy từng loại dự án theo quy định mà Sở Xây dựng sẽ tiến hành cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư. Sau đó, không có đơn vị kiểm tra giám sát xem dự án này thức hiện thế nào.
Từ những bất cập nêu trên, ông Đỗ Viết Chiến cho rằng, cần phải sớm có Ban quản lý khu vực phát triển đô thị để thực hiện việc giám sát việc làm dự án đúng quy hoạch. Nếu chủ đầu tư sai thì "thổi còi", còn nếu họ làm đúng thì để yên cho họ làm. Ban này được giao thẩm quyền xử lý đến đâu thì xử lý đến đó. Yếu tố nào vượt cấp thì ban này phải báo cáo cấp thành phố để xử lý kịp thời. Đó chính là cách tiền kiểm thay cho hậu kiểm. Việc này phải thực hiện ngay từ bước ban đầu xây dựng dự án.
Việc hình thành kết nối hạ tầng kỹ thuật khung và dịch vụ hành chính công là hai trong những nhiệm vụ cần làm của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị. Tóm lại, để dự án Thành phố thông minh trục Nhật Tân Nội Bài được triển khai theo đúng kế hoạch của Hà Nội, ngoài việc phải công khai minh bạch toàn bộ dự án thì việc thành lập một Ban quản lý khu vực phát triển đô thị cũng là việc làm trọng yếu. Ban này sẽ hỗ trợ Hà Nội thực hiện 3 nhiệm vụ lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án. Bao gồm: Chức năng giám sát, kết nối hạ tầng kỹ thuật khung, tiến hành dịch vụ hành chính công nếu được thành phố cho phép.
Reatimes tiếp tục cập nhật thông tin,...
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top