Aa

Bài học phát triển Công trình Xanh từ 3 thành phố ô nhiễm của Trung Quốc

Thứ Năm, 29/06/2017 - 08:00

Xây dựng một thành phố xanh không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với một quốc gia có tỉ lệ ô nhiễm không khí cao như Trung Quốc. Tuy nhiên, tại sao quốc gia này lại tự tin đặt ra mục tiêu phát triển Công trình Xanh gấp 5 lần so với thời điểm hiện tại trước năm 2030? Có lẽ, đó là kết quả mà các nhà nghiên cứu nhìn thấy được khi thực hiện quy hoạch xanh với 3 thành phố Trường Ninh, Vô Tích và Thái Hồ.

Trung Quốc có một mô hình quy hoạch khổng lồ để phủ xanh toàn bộ các thành phố của quốc gia này.

Trong cam kết chống biến đổi khí hậu của Trung Quốc, họ đặt ra mục tiêu 50% công trình xây mới trong nước đạt được chứng chỉ Công trình Xanh trước năm 2020, trong khi Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của nước này lại ưu tiên cho các công trình hiệu quả. Theo những cam kết trên, Trung Quốc sẽ nâng số lượng Công trình Xanh lên khoảng 5 – 28% trước năm 2030 với số vốn đầu tư lên đến 12.9 nghìn tỷ USD.

Vừa phải tìm cách đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc cũng phải đối mặt với quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh, điều này sẽ dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của nhu cầu sử dụng năng lượng, ước tính tăng khoảng 40% trong 15 năm tới.

Các tháp chọc trời của Bắc Kinh vào lúc chiều tối

Các tháp chọc trời của Bắc Kinh vào lúc chiều tối

Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để đáp ứng được cả yêu cầu về thành phố xanh, thành phố kinh tế mà thời thế đặt ra? Dưới đây chính là chìa khóa cho câu trả lời với đại diện là 3 thành phố, và chúng cũng sẽ là bài học cho quy hoạch Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

Quận Trường Ninh: Điểm chuẩn cho công trình thông qua dữ liệu hiệu suất năng lượng

Kết quả đo lường là những thứ không thể thay đổi. Hệ thống giám sát năng lượng sẽ thu thập lượng thông tin chính xác này về việc sử dụng năng lượng của các công trình, từ đó, nâng cao hiểu biết của nhà quản lý về cách sử dụng năng lượng và khi nào sử dụng thì phù hợp. Vì thế, nhà quản lý có thể tối ưu hóa hiệu suất năng lượng bằng cách điều chỉnh hệ thống điều hòa, mức độ ánh sáng hoặc thời gian vận hành để tiết kiệm tối đa.

Đường Trường Ninh thuộc quận Trường Ninh (Ảnh: Flickr)

Đường Trường Ninh thuộc quận Trường Ninh (Ảnh: Flickr)

Quận Trường Ninh, Thượng Hải đã đưa ra một hệ thống gián sát hiệu suất năng lượng như thế để theo dõi 160 trên 165 công trình công cộng của quận. Nhờ có dự án này, 32 công trình đã nâng cấp để có thể vận hành mà tiết kiệm được 20% năng lượng. Để khuyến khích 133 công trình còn lại cải tạo, quận này đã đưa ra hệ thống đánh giá 3 sao (hệ thống đánh giá Công trình Xanh quốc gia) cho các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả để kích thích sự cạnh tranh.

Trường Ninh cũng chi ra khoảng 23 triệu Yên (3.34 triệu USD) để hỗ trợ thi công công trình sử dụng năng lượng hiệu quả cho các nhà quản lý. Điều này giúp cắt giảm thời gian hoàn vốn cho các nhà đầu tư, từ đó khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn vào các dự án công trình năng lượng hiệu quả như thế, ước tính kết quả đạt được là có tới 140 triệu Yên (20.33 triệu USD) từ nguồn vốn tư nhân được đổ vào các công trình như vậy.

Vùng phát triển công nghệ cao, thành phố Vô Tích: “Khuyến mãi” lợi ích kinh tế đi kèm với chứng chỉ Công trình Xanh

Có thể nói vùng phát triển công nghệ cao là trụ cột kinh tế của cả thành phố Vô Tích. Vùng này có dân số khoảng 560 nghìn dân trên tổng số 6.5 triệu dân của Vô Tích, đóng góp 17% hoạt động kinh tế cho thành phố. Nhưng để làm được điều đó, nhu cầu sử dụng năng lượng cho các nhà máy, văn phòng và những đơn vị khác là không hề nhỏ.

Để hướng các công trình xây dựng đến với mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, Vô Tích đã đặt ra một chính sách hướng dẫn đầu tư hiện đại vào tháng 2/2016: khuyến khích các công trình đạt được ít nhất 2 chứng chỉ Công trình Xanh là LEED và hệ thống đánh giá 3 sao.

Những công trình đạt được tỷ lệ Công trình Xanh cao nhất trong cả 2 chứng chỉ trên sẽ nhận được 500 nghìn Yên (73,620 USD) từ chính quyền quận, các công trình có điểm cao tiếp sau đó sẽ nhận được 200 nghìn Yên (29,050 USD). Khoản tiền thưởng này là để khuyến khích việc sử dụng công nghệ bởi nhiệt hiện đại, hệ thống năng lượng mặt trời, các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả khác và những công nghệ năng lượng tái tạo.

Trong khi khá dễ dàng để nhận thấy những ảnh hưởng tích cực mà việc “khuyến mại” này mang lại thì Vô Tích trở thành quận sở hữu một trong 36 công trình đạt được chứng chỉ LEED mới ở mức điểm cao nhất trên thế giới, dự án Công trình sinh thái cộng đồng quận Wuxi Xinwu.

Vô Tích về đêm (Ảnh: Flickr)

Vô Tích về đêm (Ảnh: Flickr)

Thành phố Suzhou Thái Hồ mới: Phát triển một thành phố mới với Công trình Xanh

Vì Trung Quốc tiếp tục đô thị hóa, cho nền nhiều thành phố mới liên tục được sản sinh, thành phố Suzhou Thái Hồ mới ở quận Giang Tô là một ví dụ. Theo kế hoạch quy hoạch và thiết kế gần đây, thành phố này sẽ là nhà của 200 nghìn cư dân và tập trung vào ngành công nghiệp dịch vụ cao cấp như giáo dục và dạy nghề, nghiên cứu và phát triển, du lịch và tài chính.

Tất cả các công trình của thành phố sẽ được thiết kế để đạt được ít nhất 2 sao từ chương trình chứng chỉ Công trình Xanh của Trung Quốc. Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các vùng Công trình Xanh trọng điểm, xây dựng nhiều dự án như trường học không tiêu thụ năng lượng và kiểm soát hiệu suất năng lượng.

Thành phố Suzhou Thái Hồ mới sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Những thành phố mới và khu vực công trình đô thị khác đang phát triển mạnh mẽ khắp Trung Quốc, và đây chính là những bài học kinh nghiệm để Việt Nam học hỏi trong quy hoạch và thiết kế đô thị của mình.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top